ĐOÀN BÁ TUÂN (Danh nhân Triều Lê sơ)

ĐOÀN BÁ TUÂN (Danh nhân Triều Lê sơ)

Năm Quý Mùi 1483, Hồng Đức niên quân Lê Triều Thánh Tông Hoàng đế cử cụ đi trấn thủ Hải Dương, ông trải thờ 4 đời vua: Thánh Tông, Hiến Tông, Uy Mục, Tương Dục.
Năm Hồng Thuận thứ 3 (1513), Hoàng triều Tương Dục Đế. Khi giặc Ngô Văn Tông nổi dậy, cụ đem quân dẹp loạn, thế giặc rất mạnh, tình thế rối ren bởi Vua lo ăn chơi xa xỉ, nên cụ bị giặc vây hãm trong thành, khi Trịnh Duy Sản kéo quân đến giải vây thì cụ và 12 người khác đã bị giặc giết, trong đó có Thừa chỉ Nguyễn Anh Vũ (con trai Nguyễn Trãi). Sau đó, gia đình phải lánh nạn, vợ là Phan Thị Ôi cùng con đầu là Đoàn Bá Khởi chạy vào Miền Trung, phủ Diễn Châu, Nghệ An lập nên các thế hệ họ Đoàn đông đúc như ngày nay gồm các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Yên Thành.
Một người con thứ 2 của cụ Đoàn Bá Tuân là Đoàn Bá Doãn chuyển về định cư ở vùng Văn Giang Hưng Yên, sau này phát triển ra các vùng phụ cận.

HỌ ĐOÀN NGHỆ AN

Gia phả họ Đoàn ở huyện diễn Châu, tỉnh Nghệ An được chép từ năm 1483 cho biết cụ tổ là Đoàn Bá Tuân, hậu duệ cụ Đoàn Văn Khâm, nguyên quán làng Cổ Phúc, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương. Dòng họ cụ Đoàn Văn Khâm đã có một số cành chắp nối được đời thứ nhất cho đến trên 40 đời hiện nay.

Cụ Đoàn Bá Tuân được vua Lê Thánh Tông giao trấn thủ Hải Dương. Năm 1513 do loạn lạc dưới triều Lê Tương Dực cụ bị giặc giết. Con cụ là Đoàn bá Khởi chạy vào Nghệ An phát triển thành một họ Đoàn khá lớn trên đất Nghệ An rồi vào đến Miền Trung và Nam Bộ. Đời thứ 5 dòng tộc Đoàn Bá Tuân có cụ Đoàn Duy Tinh đã chuyển cư vào làng An Truyền, Thừa Thiên vào giữa thế kỷ 16. Vào triều Nguyễn, hậu duệ cụ Đoàn Duy Tinh có 3 anh em: Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Trực và Đoàn Hữu Ái nổi lên chống lại Tự Đức (tục gọi là giặc Chày Vôi) nhưng bị thất bại. Ba anh em nhà Đoàn Hữu Trưng bị Tự Đức giết hại. Một số gia đình nhánh họ này phải chạy ra Quảng Trị, Quảng Bình và vào tới An Giang để tránh hoạ chu di. Chi họ vào An Giang đổi sang họ Dương (hậu duệ chi này có Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn). Chi họ chạy ra Quảng Trị có hậu duệ là Đại tướng Đoàn Khuê (đã mất). Dòng tộc cụ Đoàn Duy Tinh ở Thừa Thiên Huế còn có chi họ ở làng Phú môn, huyện Phú Vang, hậu duệ chi họ này có giáo sư Đoàn Trọng Truyến và con trai là Bộ trưởng Đoàn Mạnh Giao. Em cụ Đoàn Bá Khởi là Đoàn Bá Doãn lập nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên.

Về dòng tộc cụ Đoàn Văn Khâm, là một dòng họ đã tồn tại và phát triển khoảng 1000 năm nay. Đến nay ch­ưa có t­ư liệu về một dòng Họ Đoàn khác lâu đời hơn dòng tộc cụ Đoàn Văn Khâm. Ngoài ra, có thêm 42 nhánh họ, chi họ Đoàn đã và đang có mặt ở các địa phư­ơng trong cả n­ước từ 400 đến 700 năm nay. Những nhánh, những chi họ này có thể là hậu duệ của cụ Đoàn Văn Khâm mà cũng có thể thuộc một dòng họ khác vì ch­ưa có điều kiện chắp nối và ch­ưa có t­ư liệu khẳng định chắc chắn.

Nguồn BGP Đoàn Tộc Đại Tôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *