ĐOÀN THỊ ĐIỂM (Danh nhân thời Vua Lê – Chúa Trịnh)

ĐOÀN THỊ ĐIỂM Ngày: 26/06/2009

(sinh 1705 – mất 1748)

 

Đoàn Thị Điểm là vị nữ sĩ danh tiếng nhất của Việt Nam thời , tác giả bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm.

Tiểu sử

Đoàn Thị Điểm (sinh 1705 – mất 1748), hiệu Hồng Hà, biệt hiệu Ban Tang. Sinh tại làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Do lấy chồng họ Nguyễn nên bà còn có tên là Nguyễn Thị Điểm.

Mẹ của bà là Võ thị, vợ kế ông hương cống Lê Doãn Nghi, tương truyền trong một giấc mơ ông Nghi thấy có người ban cho họ Đoàn liền lấy họ Đoàn. Ngoài ra bà còn có một anh ruột là ông giám sinh Đoàn Luân.

Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai Đoàn Luân hành nghề dạy học.

Nhưng ông Luân mất sớm, bà Điểm lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được vời dạy học cho một cung nữ. Thời gian này bà kiêm luôn nghề bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình – gồm 2 cháu nhỏ, mẹ và bà chị dâu goá. Bởi tài năng và sắc đẹp cộng với tính hiếu thuận rất đáng quý, bấy giờ bà được nhiều người cầu hôn nhưng nghĩ đến gia đình đành chối từ tất cả.

Năm 1739 bà lại dẫn gia đình về xã Chương Dương dạy học.

Năm 1743, sau một lời cầu hôn bất ngờ và chân thành, bà nhận lời làm vợ lẽ của ông binh bộ tả thị lang Nguyễn Kiều, theo ông về kinh đô. Ông Nguyễn Kiều sinh năm 1695, đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, nổi tiếng là người hay chữ. Sau đám cưới vài ngày, thì ông Kiều phải đi sứ sang Tàu. Thời gian này Đoàn Thị Điểm còn nghiên cứu thiên văn, bói toán và viết sách…

Năm 1746, ba năm chờ chồng dài đằng đẳng vừa kết thúc, bà lại phải khăn gói, từ biệt mẹ già cháu nhỏ để sang Nghệ An, nơi ông Kiều mới được triều đình bổ nhiệm. Sang Nghệ An buồn bã quá, một phần nhớ người thân lại thêm lạ nước lạ cái, bệnh hoạn xuất hiện rồi ngày càng phát, đến ngày 9 tháng 11 năm 1748 (âm lịch), Đoàn Thị Điểm qua đời, hưởng dương 44 tuổi.

Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.

Sự nghiệp

Đoàn Thị Điểm được xem là đứng đầu trong số các nữ sĩ danh tiếng nhất Việt Nam (sau đó là Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh).

Bà làm thơ rất hay, tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn tán thưởng.

Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy Ích.

Tác phẩm

Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng thất lạc cũng nhiều, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm Hồng Hà nữ sĩ gồm:

Tục truyền kỳ

Còn gọi là Truyền kỳ tân phả, sách viết bằng chữ nho. Trong có 7 truyện:

Hai truyện cuối trong danh sách trên đã bị thất lạc. Sách này là nối tiếp sách Truyền kỳ mạn lục của ông Nguyễn Dữ

Chinh Phụ Ngâm

Là bản việt hoá của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng hán văn của ông Đặng Trần Côn sáng tác.

Bản dịch gồm 408 câu theo lối song thất lục bát, trong diễn tả nhiều tâm trạng: hy vọng, buồn bã, giận hờn tựu về một mối đó là nỗi nhớ nhung khắc khoải của một người chinh phụ (vợ có chồng đi lính) đang chờ chồng trở về sum họp.

Đây có lẽ cũng là tâm trạng của bà Điểm trong các năm 17431746 khi ông Nguyễn Kiểu đi sứ sang Trung Quốc.

Tuy là bản dịch, nhưng thậm chí còn được yêu thích hơn bản chính, nên đến nay được xem như là một sáng tác của bà Điểm.

Tác phẩm từng được dịch ra tiếng Pháp bởi những nhà văn trong nhóm Mercure de France, với tên Les Plaintes d’une Chinh phu (1939). Sau này giáo sư Takeuchi dịch ra tiếng Nhật, với tên Seifu Ginkyoku.

Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam.

Giai thoại về những câu đối

Đoàn Thị Điểm còn là một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về khả năng đối đáp văn thơ.

Da trắng vỗ bì bạch

Tương truyền một lần Đoàn Thị Điểm đang tắm còn Trạng Quỳnh đang đợi ngoài cửa và đứng ngoài đập cửa đòi vào. Đoàn Thị Điểm đã ra câu đối “da trắng vỗ bì bạch” và giao hẹn nếu đối được thì đồng ý. Nhưng với câu đối này, Trạng Quỳnh không thể đối lại được.

Có người cho rằng nhân vật nữ trong giai thoại trên có thể là Hồ Xuân Hương[cần dẫn nguồn]. Cũng có giả thuyết nói Trạng Quỳnh chỉ là nhân vật hư cấu và các câu chuyện Trạng Quỳnh lấy lại từ điển tích Trung Quốc[cần dẫn nguồn].

Ngày nay, có người đưa ra một số vế đối cho “da trắng vỗ bì bạch” không hoàn chỉnh về luật đối như Rừng sâu mưa lâm thâm( bởi một giáo sư văn học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trời xanh màu thiên thanh, Giấy đỏ viết chỉ chu,Gái đường thích điếm đàng. Quyển Thế Giới Mới đăng câu Tay tơ sờ tí ti, với giải thích như sau : “Tí” nghĩa chữ Hán là “tay”, còn “ti” nghĩa là “sợi tơ”. “Tay tơ” là tay người trai trẻ. “Tí ti” còn có nghĩa là chút ít, và còn để chỉ nhũ hoa của người phụ nữ.

Đối đáp với Trạng Nguyễn

Đoàn Thị Điểm có lần gặp Trạng Nguyễn và hai người cùng đi tìm đường đến phố Mía (phố chuyên kéo mía làm mật, đường). Trên đường đi, bà đã phải hỏi đường một cô hàng mật. Gần đến nơi, bà ra vế đối:

Lên phố Mía, gặp cô hàng mật. Cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường.

Trạng Nguyễn không đối lại được đành cúi đầu bái biệt.

Tiểu sử
Bà Đoàn Thị Điểm
(1705-1748)

Thân thế:

Bà Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Châu Giang tỉnh Hải Hưng. Bà chính họ là Đoàn, nhưng vì Bà lấy chồng họ Nguyễn (Ông Nguyễn Kiều), nên có sách chép Bà là Nguyễn Thị Điểm. Đây là một sai lầm đáng tiếc. Bà sanh năm Ất Dậu (1705), thời nhà Lê Trung Hưng, đời vua Lê Hy Tông, Chúa Trịnh là Định Vương Trịnh Căn và Chúa Nguyễn ở phương Nam là Nguyễn Phúc Chu.

Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Thị Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doãn Vi (có bản viết là Lê Công Vị), người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là Ông Lê Doãn Nghi, từng theo học với các vị Tiến Sĩ như Nguyễn Hanh (ở Hoa Cầu, huyện Văn Giang), Đoàn Tuấn Hòa (ở Cự Đồng huyện Siêu Loại), đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi, nhưng rớt kỳ thi Hội ở Thăng Long, bèn kiếm chỗ dạy học ở kinh kỳ để dồi mài kinh sử thêm nữa chờ khóa thi sau.

Ông Lê Doãn Nghi nằm mộng thấy một vị Thần linh bảo Ông đổi sang họ Đoàn thì mới hiển đạt. Do đó, từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doãn Nghi.

Hiện nay ở huyện Châu Giang tỉnh Hải Hưng còn có ngôi thờ nhà họ Đoàn. Năm 1944, Trúc Khê Ngô Văn Triện (người ở ngoại thành Hà Nội) có tới thăm ngôi thờ nầy và có ghi được đôi câu đối:

Vũ liệt văn khôi quang thế phả,
Lê tiền Đoàn hậu ký Thần ngôn.

Tạm dịch:       Võ giỏi văn tài ngời phả họ,
Lê xưa Đoàn mới nhớ lời Thần.

Năm Ông Đoàn Doãn Nghi được 20 tuổi, ở tại quê nhà, Ông có lấy một người vợ họ Nguyễn, sanh được một người con trai tên Đoàn Doãn Sỹ, sau Đoàn Doãn Sỹ cũng thi đậu Hương Cống và làm Tri Huyện tại Châu Hoan (Nghệ An).

Khi Đoàn Doãn Nghi dạy học ở Thăng Long, Ông có lấy thêm một bà vợ nữa là con gái của quan Thái Lĩnh Bá họ Vũ, nhà ở phường Hà Khẩu, gần Hồ Hoàn Kiếm. Nguyên vào một buổi tối rằm Trung Thu, Ông Hương Cống họ Đoàn cùng mấy người bạn đi xem bày cỗ triển lãm Trung Thu ở kinh thành, thấy nơi đây có một cô gái xinh đẹp rất có duyên thì đâm ra mê mẩn, liền cậy người mối lái đến hỏi cưới.

Năm 1703, người vợ họ Vũ nầy sanh được một con trai đầu lòng, đặt tên là Đoàn Doãn Luân; qua 2 năm sau, năm 1705, sanh thêm một đứa con gái đặt tên là Đoàn Thị Điểm.

Hai anh em Luân và Điểm, từ bé được nuôi dưỡng ở gia đình Ông Bà ngoại là quan Thái Lĩnh Bá. Quê của họ Vũ ở làng Vũ Điện, huyện Nam Sang (còn gọi là Nam Xương), nên ngay từ tấm bé, hai anh em thường được nghe mẹ và bà ngoại kể chuyện Thiếu phụ Nam Xương là nàng Vũ Thị Thiết nổi danh tiết liệt.

Cô Điểm, mặc dầu là gái nhưng rất được gia đình nâng niu, ngay từ thuở nhỏ được học chữ nghĩa giống hệt như anh Luân, học đủ Ngũ Kinh và Tứ Thư. Ngoài ra Cô Điểm còn được mẹ dạy nghề Nữ công làm những món khéo léo đặc biệt để tham dự hội Triển Lãm như: Những khúc mía được làm thành lầu cao gọi là Đài Chín Từng, những trái hồng ngâm dùng làm hình các Cô Tiên múa nón trong đêm Hội Long Trì, những vỏ trái bưởi được cắt xếp thành hình hoa quỳnh, v.v…

Hai anh em Luân và Điểm lớn lên đều có dáng người đẹp đẽ, tư chất thông minh vượt bực và có văn tài đặc biệt.

Đoàn Doãn Luân được thân phụ dạy cho chữ Hán ngay từ lúc 3 tuổi, đến khi 5 tuổi thì biết ráp thành câu, đến năm 10 tuổi thì học thông Kinh Sử, đến tuổi trưởng thành thì thi đậu Hương cống, nhưng sau đó lại rớt kỳ thi Hội.

Đoàn Doãn Nghi hỏi cưới con gái của bạn học cho con trai của mình. Bạn học ấy tên là Lê Hữu Hỷ, có bản chép là Lê Hữu Mưu. Hỷ và Mưu là 2 anh em ruột. Con gái của Hỷ tên là Lê Thị Vy. Sau lễ Hỏi ít lâu, chẳng may Cô dâu bị bệnh đậu mùa, cứu sống được nhưng mặt bị rỗ hoa và chân tay lóng cóng. Bên nhà gái thấy vậy cho người sang xin hủy bỏ cuộc hôn nhân nầy vì e rằng không đảm bảo hạnh phúc vợ chồng. Nhưng Đoàn Doãn Luân nhứt quyết giữ hạnh người quân tử, một dạ thủy chung, không đổi Ó vì sắc đẹp, làm mọi người đều kính phục.

Lê Thị Vy về nhà họ Đoàn, gặp hoàn cảnh nhà chồng mẹ hiền em thảo, hết lòng giúp đỡ mọi việc trong nhà.

Năm 1726, vợ Doãn Luân sanh đặng con gái đầu lòng, đặt tên là Đoàn Lệnh Khương, 3 năm sau sanh thêm một trai đặt tên là Đoàn Doãn Y. Ngay từ khi lọt lòng, 2 cháu Khương và Y đều được Cô ruột là Điểm chăm sóc tận tình.

Đoàn Thị Điểm là một giai nhân đức độ, có tư cách cao thượng, văn tài càng lúc càng thêm lỗi lạc.

Năm 16 tuổi, Cô Điểm nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan Thượng Lê Anh Tuấn, vốn đã quen biết nhiều với Đoàn Doãn Nghi, mến tài văn chương và đức hạnh của Cô Điểm nên nhận Cô làm con nuôi. Kể từ đó, Cô Điểm về ở nhà của dưỡng phụ tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Quanh đây toàn là dinh thự của các quan lớn trong triều như dinh quan Tham Tụng Nguyễn công Hãn,… Quan lại khắp nơi đều luôn luôn lui tới các nhà quan Đại Thần ở phường Bích Câu để cầu cạnh chức tước bổng lộc; còn các văn nhân lui tới nơi đây để tìm thầy và tìm bạn luyện tập văn bài, chờ khi ứng thí. Đó là dịp để Cô Điểm quen biết nhiều người có danh vọng, có khoa bảng, và cũng chính vì vậy mà tiếng tăm về tài ứng đối văn chương và về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn được đồn vang.

Có một lần quan Tham Tụng Nguyễn Công Hãn sang chơi bên dinh của Thượng Thơ Lê Anh Tuấn, thấy Cô Điểm đang đi một mình bên bờ dậu, ông dừng lại, bảo Cô Điểm làm câu đối lấy đề tài là đi một mình. Chỉ giây lát, Cô Điểm đọc:

Đàm luận cổ kim tâm phúc hữu,
Truy tùy tả hữu cổ quăng thần.

Dịch nghĩa:     Bàn chuyện xưa nay, tim bụng là bạn,
Đi theo trái phải, tay chân là bờ tôi.

Ông Hãn đã đỗ Tiến Sĩ năm 21 tuổi, thường tự phụ về tài mẫn tiệp của mình, nay thấy Cô Điểm chưa đầy 20 tuổi mà làm được như vậy thì Ông vô cùng kinh ngạc, khen ngợi luôn miệng, thưởng cho Cô 10 quan tiền và chúc mừng Lê Anh Tuấn có phước.

Trong thời gian ở nhà dưỡng phụ, Cô Điểm có dịp đọc được rất nhiều sách quí báu trong kho sách của quan Thượng Thơ, nhờ vậy mà kiến thức của Cô Điểm trở nên rộng rãi hơn trước nhiều. Dưỡng phụ của Cô muốn cho Cô có dịp đem tài năng thi thố nên tiến cử Cô vô cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, nhưng Cô nhứt định từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.

Cô Điểm có thêu 3 cái túi đựng trầu cau rất đẹp để đeo bên cạnh dây lưng: Chiếc túi thứ nhứt thêu hình 3 cây Tùng Trúc Mai, phía dưới có thêu 2 chữ Tam Hữu; chiếc túi thứ nhì thêu hình Bát Quái, đặc biệt chiếc túi thứ ba thêu 2 câu thơ của Lý Bạch đời Đường:

Đãn sử chủ nhân năng túy khách,
Bất tri hà xứ Thị tha hương.

Dịch nghĩa:     Chỉ cốt chủ nhân say nổi khách,
Chẳng hay đâu nữa chốn quê xa.

Chiếc túi thêu 2 câu thơ nầy, Cô Điểm rất quí, luôn luôn đeo bên mình. Có người xin đổi chiếc túi ấy với ngôi nhà bằng gỗ soan nhưng không được.

Chiếc túi thêu 2 câu thơ nầy, Cô Điểm rất quí, luôn luôn đeo bên mình. Có người xin đổi chiếc túi ấy với ngôi nhà bằng gỗ soan nhưng không được.

Tài nữ công của Cô Điểm được các Tiểu thư phường Bích Câu rất khâm phục, nên nhiều cô đến xin học tập.

Thân phụ của Cô Điểm, Ông Đoàn Doãn Nghi được bạn bè khuyên nên nhận một chức quan nhỏ, nhưng Doãn Nghi với tính phóng khoáng, không quen gò bó luồn lụy, nên không chịu nhận, và Ông chọn con đường dạy học. Hơn nữa, Ông thấy con là Doãn Luân đã đỗ Hương Cống rồi, tuy rớt thi Hội, nhưng còn trẻ, chắc sau nầy có thể đậu được, còn con gái là Cô Điểm thì đã có nơi quyền quí để nương tựa, bề gia thất sau nầy cũng dễ, nên Đoàn Doãn Nghi chuyển đi dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng.

Dạy học ở Lạc Viên được vài năm, Đoàn Doãn Nghi đau bịnh và mất tại đây, vào năm 1729. Anh em Luân và Điểm đưa xác cha về an táng tại quê nhà. Nhiều học trò của Ông Nghi góp tiền làm một nhà thờ, và dựng mộ bia cho thầy học. Bia dựng năm Kỷ Dậu (1729), thời vua Lê Vĩnh Khánh.

Nhân tiện chuyến nầy, Đoàn Doãn Luân đưa vợ con về ở luôn quê nhà là làng Hiến Phạm, sau đó lại chuyển qua ở làng Vô Ngại gần bên.

Lúc nầy, Đoàn Thị Điểm cũng xin với dưỡng phụ cho phép về quê nhà đặng săn sóc mẹ già, giúp anh và chị dâu quán xuyến công việc gia đình.

Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học. Chị dâu trước đây là một tiểu thư khuê các, nhưng vì bịnh đậu mùa làm cho gương mặt trở nên xấu xí, tay như có tật, nên Cô Điểm đứng ra thay thế chị dâu lo việc tề gia nội trợ, lại giúp anh trong việc giao thiệp với bên ngoài. Cô Điểm tỏ ra rất đảm đang và lịch thiệp trong mọi công việc. Mỗi khi anh Luân đau ốm, Cô thường thay thế anh Luân giảng sách cho đám học trò.

Nhiều giai thoại văn chương rất lÓ thú xảy ra trong giai đoạn nầy còn ghi chép trong sách vở. (Xem ở phần sau).

Gia đình họ Đoàn đang sống an vui như thế thì Đoàn Doãn Luân bị bạo bịnh đột ngột từ trần, để lại 2 đứa con thơ chưa đầy 10 tuổi với một người vợ gần như tật nguyền, và một mẹ già tóc bạc. Năm đó là năm 1735.

Đoàn Thị Điểm đọc một bài văn tế trước quan tài của anh rất lâm ly thống thiết, nhắc lại cảnh gia đình đơn chiếc, ai nấy đều cảm động không cầm được giọt lệ. Cô Điểm và chị dâu đưa xác anh về an táng nơi quê nhà, kế mộ phần của cha.

Gia cảnh bây giờ rất hiu quạnh, chị dâu thì thiếu đảm đang, lại mất sinh kế nuôi sống gia đình. Cô Điểm phải mở tiệm xem mạch và hốt thuốc Bắc cho dân chúng quanh vùng. Cô có tay phục dược, nên người đến xem mạch hốt thuốc khá đông, nhờ vậy có đủ tiền nuôi mẹ và lo cho 2 cháu và chị dâu được tươm tất.

Đối với mẹ thì Cô Điểm được trọn hiếu, đối với chị dâu thì trọn nghĩa, nuôi dạy 2 cháu Lệnh Khương và Doãn Y khôn lớn nên người.

Trong thời gian nầy, nhiều người đem lễ vật trọng hậu tới cầu hôn, nhưng Cô Điểm nhứt định từ chối. Cô rất kén chồng vì Cô gồm đủ tài sắc và đức hạnh. Cô kén một người chồng có tài đức tương xứng với Cô, chớ không nghĩ đến giàu sang hay chức tước. Cô rất ghét bọn giàu có mà dốt nát. Nhiều người có quyền thế tìm cách bắt ép Cô phải ưng họ, nhưng Cô cương quyết không chấp nhận và tìm cách tránh né. Việc nầy đã làm Cô bực mình không ít. Một việc đáng ghi nhớ là quan Bính Trung Công Vũ Tất Thận, cậu ruột của Chúa Trịnh Doanh định làm lễ rước dâu bắt cóc Cô Điểm. Ông tổ chức một lễ rước dâu với đầy đủ nghi tiết mà không cho gia đình Cô Điểm biết trước, thình lình đi đến nhà Cô Điểm. Ông sắp đặt sẵn với đám gia nhân, xông đại vào nhà, bắt ép Cô Điểm mặc áo Cô dâu vào, rồi đỡ Cô ra kiệu rước về phủ. Cô Điểm như đã có chuẩn bị trước, liền bình tỉnh đi ra nhà sau, mặc giả dạng là đầy tớ đi mò cua, bùn đất dính đầy quần áo, mặt mày tèm lem, đội nón rách đi thẳng ra cổng rồi lánh mặt sang làng bên. Thế là quan Bính Trung Công bị một phen mắc lỡm.

Nhân dịp có người tiến cử Cô Điểm vào cung Chúa Trịnh để dạy học, Cô Điểm không từ chối như lần ở với dưỡng phụ, liền nhận lời để khỏi phải lo đối phó với những kẻ không xứng đáng đến cầu hôn hoài.

Trong thời gian làm việc trong cung, Cô luôn luôn liên lạc với gia đình để cung cấp tiền bạc nuôi mẹ già, chị dâu và 2 cháu. Nhưng khi ở trong cung, Cô lại thấy rõ những điều xấu xa bỉ ổi trong đám quan lại, sự thối nát của triều đình, nên Cô chán nãn xin trở về quê nhà.

Lúc bấy giờ, giặc giã nổi lên đánh phá khắp nơi, Cô Điểm cùng mẹ, chị dâu và 2 cháu phải bỏ làng Vô Ngại, tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Năm ấy là năm 1739, Cô Điểm được 35 tuổi.

Cô không muốn làm nghề xem mạch hốt thuốc nữa, vì nó không phải là chí hướng của Cô, mà chí hướng của Cô là mở trường dạy học, mong đem hết sở học bình sanh truyền lại cho thế hệ sau, đào tạo lớp người mới, vừa có kiến thức cao, vừa có đạo đức để giúp dân giúp nước. Cô rủi sanh làm phận Nữ lưu, nên dù học hành tài giỏi đến bực nào đi nữa cũng không được phép ra ứng thí để thi thố tài năng, nên việc mở trường dạy học là một lối thoát cho tinh thần của Cô, và Cô cũng nhận thấy, từ trước tới nay chưa có một phụ nữ nào dạy học mà có học trò thành đạt cả. Cô quyết tâm làm nên sự lạ, nên xin mở trường dạy học đào tạo nhân tài. Đúng với lòng mong ước của Cô, trong số học trò, có Ông Đào Duy Doãn ở làng Chương Dương, sau nầy thi đậu Tiến Sĩ năm 1763 (nhưng rất tiếc Cô Điểm không hưởng được niềm vui nầy vì Cô đã mất năm 1748).

Trong thời gian Cô Điểm dạy học, Ông Nguyễn Kiều nhiều lần đến xin cầu hôn. Năm đó Cô Điểm 37 tuổi.

Ông Nguyễn Kiều, hiệu là Hạo Hiên, sanh năm 1695 (lớn hơn Cô Điểm 10 tuổi), tại làng Phú Xã huyện Hoài Đức, 18 tuổi đậu Giải Nguyên, 21 tuổi đậu Tiến Sĩ, là người có tài văn học lỗi lạc.

Năm 1717, Nguyễn Kiều được bổ làm quan Đốc Đồng ở Nghệ An, và năm 1736 được thăng chức Thị Lang. Ông là bậc danh nho nổi tiếng từ thời còn trẻ, văn hay chữ tốt, sớm đỗ đại khoa nên tính khí có phần kiêu ngạo. Nhiều nhà quyền quí gọi Nguyễn Kiều đến gả con gái cho. Vợ đầu tiên của Nguyễn Kiều là Cô Lê Thị Hằng, con gái của quan Thượng Thơ Lê Anh Tuấn, dưỡng phụ của Cô Điểm. Cô Hằng mất sớm và không có con. Người vợ kế là Cô Đoan, con gái của quan Tham Tụng Nguyễn Quí Đức. Cô Đoan sanh được 2 con trai và 1 con gái, rồi cũng qua đời lúc chưa tới 30 tuổi.

Sách Đoàn Thị Thực Lục chép việc Ông Nguyễn Kiều cầu hôn Cô Điểm như sau: “Một hôm Cô đang giảng bài cho học trò thì từ ngoài có một người vén rèm bước vào, theo sau có vài đầy tớ mang cái quả sơn son thếp vàng, trong quả có một phong thơ dán kín. Bức thơ nầy là của quan Thị Lang, người làng Phú Xã, tên là Nguyễn Kiều gởi thơ đến cầu hôn. Cô Điểm chép miệng than rằng: Lúc trẻ ta mong được người nầy đến cầu hôn. Đã trải qua hơn 20 năm, ta không bao giờ nghĩ tới nữa. Ta từng nhủ lòng, hạng người tài tử giai nhân rất hiếm trên đời nầy. Tốt hơn ta nên rửa lấy lòng trần, an nhàn nuôi lấy khí tượng thanh bình.”         Sách Đoàn Thị Thực Lục chép việc Ông Nguyễn Kiều cầu hôn Cô Điểm như sau: “Một hôm Cô đang giảng bài cho học trò thì từ ngoài có một người vén rèm bước vào, theo sau có vài đầy tớ mang cái quả sơn son thếp vàng, trong quả có một phong thơ dán kín. Bức thơ nầy là của quan Thị Lang, người làng Phú Xã, tên là Nguyễn Kiều gởi thơ đến cầu hôn. Cô Điểm chép miệng than rằng: Lúc trẻ ta mong được người nầy đến cầu hôn. Đã trải qua hơn 20 năm, ta không bao giờ nghĩ tới nữa. Ta từng nhủ lòng, hạng người tài tử giai nhân rất hiếm trên đời nầy. Tốt hơn ta nên rửa lấy lòng trần, an nhàn nuôi lấy khí tượng thanh bình.”

Cô Điểm còn đang suy nghĩ chưa vội trả lời thì chừng 10 ngày sau, Nguyễn Kiều lại sai một người mang thơ đến nữa. Trong bức thơ kỳ nầy, lời lẽ rất khẩn thiết chân thành, có đoạn như sau: “Tôi rất bận việc quan, lại phải lo chuẩn bị lên đường, việc nhà không ai coi sóc và cai quản. Tôi nghĩ rằng Cô cùng nội trợ tôi vốn trước có tình nghĩa chị em, nếu Cô vui lòng đùm bọc cho nội trợ tôi thì thật là may mắn cho cả nhà tôi đó.”

Cô Điểm đọc thơ lần nầy có vẻ cảm động, nhưng vẫn chưa muốn đem mình vào cuộc hôn nhơn muộn màng, gây thêm phiền nhiễu, nhưng mẹ già và cả gia đình đều muốn Cô chấp nhận, cả đám học trò cũng hoan nghinh, nên Cô Điểm chấp nhận kết hôn với Nguyễn Kiều, lúc đó là năm 1743, Cô Điểm được 39 tuổi.

Bà Đoàn Thị Điểm về nhà chồng, sống với chồng rất tâm đầu Ó hợp, khi rảnh thường hay xướng họa thơ văn. Nhưng chưa đầy một tháng sau thì quan Thị Lang Nguyễn Kiều được lịnh vua làm Chánh Sứ sang triều cống nhà Thanh. Ông phải từ giã Bà để phụng chiếu ra đi. Lệ thường, đi sứ như vậy trong vòng 2 năm thì trở về tới nhà, nhưng lần nầy, khi sứ bộ trở về tới Quảng Tây, gặp lúc dân chúng vùng nầy nổi lên chống nhà Thanh nên bị nghẽn đường. Sứ bộ Việt Nam  phải lưu lại cả năm trời, chờ cho đến khi yên giặc. Trong thời gian nầy, Nguyễn Kiều làm nhiều bài thơ, gởi hồn mộng nhớ nhung đến người vợ mới cưới nơi quê nhà, nhứt là trong những ngày Tết tha hương:

Tứ thơ niềm khách bên đèn mộng,
Tiếng pháo hò xe rộn ngõ ngoài.

Trong lúc Nguyễn Kiều đi sứ Trung Hoa, ở nhà, Bà Đoàn Thị Điểm, khi thì ở bên nhà chồng săn sóc 3 đứa con của chồng trong đời vợ trước, khi trở về nhà mẹ ruột thăm hỏi mẹ già, cùng chăm nom 2 đứa cháu kêu bằng Cô ruột.

Trong khoảng thời gian nầy, Ông Đặng Trần Côn có gởi đến cho Bà xem thi phẩm của Ông: Chinh Phụ Ngâm viết bằng Hán văn. Bà đọc say mê, vì tác phẩm nầy hay quá! Bà cảm thấy nỗi lòng của nàng chinh phụ trong tác phẩm giống hệt tâm trạng của Bà trong lúc nầy. Cho nên Bà đem hết sự rung động trong lòng về nỗi cô đơn, nhớ nhung, lo lắng cho chồng mà dịch ra thơ Nôm bản Chinh Phụ Ngâm Hán văn của Đặng Trần Côn. (Xem phần sau: Tâm trạng Bà Đoàn Thị Điểm khi diễn nôm Chinh Phụ Ngâm).

Chính tác phẩm Chinh Phụ Ngâm diễn Nôm nầy đưa tên tuổi của Bà Đoàn Thị Điểm lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.

Ngày Nguyễn Kiều đi sứ trở về, vợ chồng sum họp sau hơn 3 năm xa cách nhớ nhung, Bà Đoàn trao cho chồng xem bản diễn Nôm Chinh Phụ Ngâm như là bức tâm thơ bày tỏ với chồng tất cả nỗi niềm thương nhớ sau hơn 3 năm dài xa cách. Nguyễn Kiều xem xong vô cùng cảm động và kính phục tài năng của vợ.

Chuyến đi sứ thành công, Nguyễn Kiều được vua khen thưởng và cho thăng quan tiến chức. Ít lâu sau, Ông được bổ làm Tham Thị ở Nghệ An.

Thế là Nguyễn Kiều chuẩn bị đi vào Nghệ An nhậm chức. Ý của Bà Đoàn không muốn theo chồng vào Nghệ An, vì ở nhà còn mẹ già và các cháu thiếu ngưềi chăm sóc, cũng như linh tính báo cho Bà biết có điều gì không lành trong chuyến đi nầy xảy đến cho Bà, nhưng Nguyễn Kiều hết lời nài nỉ đem Bà đi theo. Cuối cùng Bà phải chiều chồng, làm bổn phận người vợ tùng phu, xuống thuyền cùng chồng đi vào Nghệ An, với nỗi lòng lo âu buồn bã.

Thuyền xuôi dòng sông Nhị Hà, theo cửa bể Thần Phù để vào sông Chính Đại. Lúc thuyền đến bến Đền Sòng, nơi thờ Công Chúa Liễu Hạnh, Bà bị cảm rất nặng. Biết mình không thể sống được, Bà trăn trối cùng chồng: “Chàng nên cố gắng lo tròn việc nước để trở về kinh sớm ngày nào tốt ngày đó, chớ nên ở lâu nơi chốn biên thùy nầy mà dấn thân vào nơi gió bụi hiểm nguy.”

Trối xong, Bà từ trần, lúc đó là ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748), hưởng được 44 tuổi. Bà chưa có con với Nguyễn Kiều.

Nguyễn Kiều vô cùng thương tiếc người vợ tài ba lỗi lạc mà lại vắn số. Ông quàn quan tài vợ tại Nghệ An đến một tháng sau mới đưa linh cữu trở về quê nhà của Bà an táng.

Trong thời gian nầy, Ông lập đàn cúng tế rất nghiêm bên bờ sông để tế lễ Bà. Ông đọc một bài văn tế rất bi ai thống thiết bằng Hán văn, được Ông Hoàng Xuân Hãn diễn Nôm trong cuốn Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo, chép ra sau đây:

Ô hô! Hỡi nàng! Huệ tốt Lan thơm!
Phong tư lộng lẫy, cử chỉ đoan trang,
Nữ đức trọn vẹn, tài học ngõ ngàng.
Giáo mác, ấy bàn luận,
Gấm vóc, ấy văn chương.
Nữ trung, rất hiếm có như nàng.
Sao mà lại,
Gia thất chậm hơn Mạnh Quang,
Con cái hiếm hơn Trang Khương,
Dứt tuổi Từ Phi, vui tài Ban Nương.
Sao hóa cơ khó đoán,
Mà Thiên mệnh phi thường lắm thay!
Xưa nghe được tiếng nàng,
Bèn kết thân hai họ.
Nàng về nhà tôi, vẹn tròn đạo vợ,
Việc bút nghiên tài lạ hằng chuyên,
Nghề kim chỉ tay sành chẳng bỏ.
Thường thường đàm luận cổ thi,
Ngày ngày xướng thơ họa phú.
Ba năm đi sứ Bắc, mày liễu buồn chau,
Năm Sửu trở về nhà, mặt hoa cười nở.
Lúc rảnh việc, cùng vui thú văn hàn,
Mới có chỉ sai trở vào xứ Nghệ.
Non sông chẳng ngại đường dài,
Tần tảo quyết theo nội trợ.
Đường sông nghìn dặm gian nan,
Doanh liệt ba tuần tới đó.
Một bệnh càng thêm, trăm phương khó chữa,
Đào chưa quả đã vội khô,
Quế đang thơm mà đã rủ!
Rừng sâu bể rộng, nàng hỡi đi đâu?
Ngọc nát châu chìm, lòng tôi quặn nhớ.
Những muốn chèo thuyền lan mà sớm phát,
Đưa giá liễu chóng về,
Hẹn lại quê nhà an táng.
Dốc đem Ó hậu theo đi.
Nhưng, nghĩa cùng thời trái việc hẳn lòng tùy,
Nửa bước khó dời trấn sở.
Một thân khó vẹn công tư.
Lối về trên bến, tạm dựng bàn thờ,
Lệ tiễn hai hàng chan chứa,
Tình thương một lễ đơn sơ,
Sóng gió xin đừng kinh sợ,
Đường đi chớ ngại rũ rờ.
Hương hồn nàng yên nghỉ,
Cố ấp tôi hằng mơ.
Thượng hưởng!

Sự nghiệp văn chương:

  1. Những bài thơ xướng họa:

Bà Đoàn Thị Điểm, những khi nhàn hạ lúc thiếu thời, Bà thường ngâm vịnh với phụ thân và với anh trai Đoàn Doãn Luân. Khi có chồng thì ngâm vịnh với chồng.

Các bài thi ngâm vịnh nầy có đến mấy trăm bài, thường viết bằng chữ Hán, hiện nay hầu như thất lạc hết cả.

Có vài đoạn còn sót lại, do Ông Bùi Hạnh Cẩn sưu tầm và dịch ra thơ Nôm:

Hứng Thu

Thu về gió mát nhẹ mưa bay,
Muôn mảng thơm trong ắp chén đầy.
Trời biển chừng nhiều đàn sáo nổi,
Cuộc đời may có chuyến chơi nay.

Niềm vui dạo đêm

Sao nhỉ! Đêm Xuân đốt đuốc chơi,
Sáng như ngày hửng, quế thơm trời.
Cầu Ngân bến Hán treo cao nhịp,
Phách ngọc đầu thu tỏa ánh ngời.
Đồng nội trước nay nhìn chả khác,
Phồn hoa vua chúa đất xưa thôi.
Hứng về chẳng quản sông hồ lạ,
Một mái chèo thênh chuốc rượu mời.

  1. Văn phẩm:

Sau khi thân phụ mất, Bà Đoàn Thị Điểm về quê nhà săn sóc mẹ già, sống chung với anh và chị dâu. Trong thời gian nầy, Bà có viết tập sách Truyền Kỳ Tân Phả hay Tục Truyền Kỳ bằng Hán văn, viết nối tiếp sách Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Tác phẩm nầy được biên soạn rất công phu, nội dung viết về những người phụ nữ tài giỏi và tiết liệt, được anh của Bà là Đoàn Doãn Luân, hiệu là Tuyết Am, tự là Đạm Như Phủ, viết lời phê bình.

Tác phẩm Tục Truyền Kỳ, gồm có 6 truyện, kể ra:

  • Bích Câu Kỳ Ngộ, chuyện nàng Tiên trong tranh là Giáng Kiều và chàng hàn sĩ Tú Uyên ở phường Bích Câu. (Chuyện nầy về sau được viết lại bằng văn Nôm theo thể văn vần, không biết tác giả).
  • Hải khẩu Linh Từ (Nữ Thần Chế Thắng).
  • Hoành Sơn Tiên Cục (cuộc cờ Tiên trên núi Hoành Sơn).
  • Vân Cát Thần Nữ (Công Chúa Liễu Hạnh).
  • An ƒp Liệt Nữ (chuyện người vợ của Tiến Sĩ Đinh nho Hoàn).

        Nghĩa khuyển khuất miêu (chó khôn bắt mèo).

Trong quyển “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí”, Ông Phan Huy Chú ca ngợi tác phẩm Tục Truyền Kỳ như sau: Lời văn trau chuốt, Ý chuyện dồi dào.

Về sau, Bà có chồng là Ông Nguyễn Kiều, trong thời gian Ông Nguyễn Kiều đi sứ sang Tàu và bị kẹt ở bên đó 3 năm, Bà ở nhà diễn Nôm tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Hán văn của Đặng Trần Côn. Văn chương trong tác phẩm nầy rất hay, lời thơ đẹp đẽ đầy âm điệu, diễn tả sống động hình ảnh của nàng chinh phụ.

Khúc ngâm Chinh Phụ nầy chỉ có 412 câu thơ song thất lục bát, nhưng thể hiện được tài năng xuất chúng của Bà Đoàn Thị Điểm, đưa Bà lên địa vị cao trong nền văn học Việt Nam.

Tâm Trạng của Bà Đoàn Thị Điểm khi diễn Nôm Chinh Phụ Ngâm:

Cô Điểm không trả lời nhưng có nói đùa với các chị em bạn:

– Cái Ông Cống Đặng, miệng còn hôi sữa, làm thơ chưa xong mà lại đi nói chuyện vợ chồng.

Đặng Trần Côn nghe thuật lại thì tức lắm, nên cố gắng miệt mài đèn sách, cố đậu cho được Tiến Sĩ trong kỳ thi Hội.

Đầu niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê Trung Hưng, gặp buổi chiến tranh ly loạn, trai tráng bị bắt đi lính đáng giặc phương xa, gây cảnh biệt ly đau đớn cho nhiều gia đình, Ông Đặng Trần Côn cảm xúc, đem hết sức học bình sanh viết nên tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn theo thể thơ xưa Cổ Nhạc phủ.

Khi viết xong, Đặng Trần Côn đưa tác phẩm nầy cho Ông Ngô Thời Sĩ xem. Ông Sĩ xem xong lấy làm thán phục nói rằng: “Văn chương tới mức nầy thì Lão Ngô tôi chỉ còn biết bái phục mà thôi.”

Ông Đặng Trần Côn sau đó gởi tác phẩm nầy đến cho Bà Đoàn Thị Điểm xem, ngụ ý cho Bà Điểm biết rằng, trước đây Bà xem thường ông là lầm to. Lúc nầy Bà Điểm đã lấy chồng là Ông Nguyễn Kiều, và Ông Kiều đang đi sứ sang Tàu, bị kẹt ở lại bên đó vì giặc giã cắt đứt đường giao thông, nên chưa trở về Việt Nam được. Bà Điểm xem xong tác phẩm Hán văn của Ông Đặng Trần Côn thì rất phục tài văn chương của họ Đặng, lại thấy tâm sự của nàng Chinh phụ trong tác phẩm giống y hệt tâm sự của Bà lúc đó: Chồng đi sứ sang Tàu giống như đi lính thú chinh chiến ngoài biên thùy, Bà ở nhà lòng nhớ nhung lo lắng cho chồng không nguôi, lại còn lo phụng dưỡng mẹ già, nuôi nấng và dạy dỗ đàn con thơ của chồng xem như con ruột.

Tâm hồn của người Nữ sĩ rung động, và cũng muốn đáp lại tấm tình cảm của Đặng Trần Côn khi trước, Bà đem hết sự xúc cảm của tâm hồn, diễn Nôm tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Hán văn của Đặng Trần Côn, theo lối thơ trữ tình hoàn toàn Việt Nam là song thất lục bát.

– Lòng nhớ nhung của Bà đối với chồng khi chồng phụng mạng đi sứ sang Bắc Kinh, giống hệt tâm trạng của nàng Chinh phụ nhớ mong chồng đang đánh giặc ngoài quan ải, nên Bà diễn Nôm đoạn nầy rất tuyệt diệu:

  1. Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá,
    Gương lầu Tần dấu đã soi chung.
    Cậy ai mà gởi tới cùng,
    Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư.
  2. Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía,
    Ngọc cài đầu thuở bé vui chơi.
    Cậy ai mà gởi tới nơi,
    Để chàng trân trọng dấu người tương thân.
    . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  3. Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói,
    Sớm lại chiều dòi dõi nương song.
    Nương song luống ngẩn ngơ lòng,
    Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
    . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  4. Nếm chua cay, tấm lòng mới tỏ,
    Chua cay nầy há có vì ai?
    Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,
    Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bờ.
  5. Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng,
    Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn.
    Duy còn hồn mộng được gần,
    Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người.

– Trong lúc vắng chồng, Bà ở nhà lo phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy đàn con thơ của chồng, giống y như người Chinh phụ ở nhà nuôi dạy con thơ và săn sóc mẹ già đầu bạc:

  1. Tình gia thất nào ai chẳng có,
    Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.
    Mẹ già phơ phất mái sương,
    Con thơ măng sữa vả đương phù trì.
  2. Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
    Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
  3. Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
    Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.
  4. Nay một thân nuôi già dạy trẻ,
    Nỗi quan hoài mang mẻ biết bao.
    Nhớ chàng trải mấy sương sao,
    Xuân từng đổi mới, đông nào còn dư.

– Sau 3 năm, Ông Nguyễn Kiều thành công trong nhiệm vụ sứ thần, trở về triều được vua khen thưởng và được thăng quan tiến chức, thì cũng giống hệt như người Chinh phu đã bình xong giặc nơi biên ải, ca khúc khải hoàn, trở về được vua phong thưởng tước lộc, vinh hiển gia đình:

  1. Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải,
    Tiếng khải ca trở lại thần kinh.
    Đỉnh non khắc đá đề danh,
    Triều thiên vào trước cung đình dâng công.
    . . . . . . . . . . . . . . . . .
  2. Nền huân tướng đai cân rạng vẻ,
    Chữ đồng hưu bia để nghìn đông.
    Ơn Trên tử ấm thê phong,
    Phần vinh thiếp cũng đượm chung hương Trời.

– Rồi chàng trở về sum họp gia đình, viếng thăm mẹ già, nâng niu con cái. Chàng sẽ kể cho nàng nghe chiến công và nỗi nhớ gia đình, còn nàng thì kể lể nỗi hiu quạnh nhớ nhung mong đợi:

  1. Giở khăn lệ, chàng trông từng tấm,
    Đọc thơ sầu, chàng thẩm từng câu.
    Câu vui đổi với câu sầu,
    Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời.
  2. Sẽ rót vơi lần lần từng chén,
    Sẽ ca dần ren rén từng thiên.
    Liên ngâm đối ẩm đòi phen,
    Cùng chàng lại kết mối duyên đến già.
  3. Cho bỏ lúc sầu xa cách nhớ,
    Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình.
    Ngâm nga mong gữi chữ tình,

Dường nầy âu hẳn tài lành trượng phu./.

Những giai thoại văn chương:

  1. Đối chữ sách:

Cô Điểm, khi lên 6 tuổi, đang học Sử Ký Trung Hoa, anh là Đoàn Doãn Luân lấy một câu trong Sử Ký ra câu đối:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.

Cô Điểm liền lấy một câu cũng trong Sử Ký đối lại:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.

Nghĩa là:

. Rắn trắng giữa đường, Ông Quý (Lưu Bang) tuốt gươm mà chém.
. Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ (Hạ Vũ) ngửa mặt lên Trời mà than.

  1. Đối chữ bóng:

Anh Luân thấy Cô Điểm đang soi gương trang điểm nơi cửa sổ, liền ra câu đối:

Đối kính họa mi, nhứt điểm phiên thành lưỡng điểm.

Cô Điểm liền đối lại:

Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.

Nghĩa là:

. Trước gương vẽ mày, một điểm hóa thành hai điểm, cũng có nghĩa là một Cô Điểm hóa thành hai Cô Điểm.
. Tới ao xem trăng, một vừng tròn chuyển thành hai vừng, cũng có nghĩa là một anh Luân chuyển thành hai anh Luân.

Sự tài tình ở đây là cảnh rất thực, dùng được tên 2 người đúng với cảnh vẽ mày và ngắm trăng.

  1. Có lần Đoàn Doãn Luân từ ngoài đi vào nhà, thấy em gái đang ngồi bên rổ kim chỉ, liền đọc:

Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt.
(Anh trai đến nhà trên tìm 2 mặt trăng)

Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt (*1) ghép lại là chữ Bằng (*1): Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh trai đến nhà trên tìm bạn.

Cô Điểm liền đối lại:

Muội đáo song tiền tróc bán phong.
(Em gái đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió)

Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa chữ Phong (*2) tức là chữ Sắt (*2) nghĩa là con rận. Nên câu đối trên có nghĩa là : Em gái đến trước cửa sổ bắt con rận.

  1. Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Cô Điểm đùa với anh, đọc rằng:

Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.
(Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định)

Đoàn Doãn Luân liền đối lại:

Lưỡng tình tương phối, Kỷ Dậu song hợp nãi thành.
(Hai tình phối hợp, Kỷ Dậu 2 hợp mà thành)

Với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi (*3) và (*3) ghép lại thành chữ Hài (*3); chữ Kỷ (*4) và chữ Dậu (*4) ghép lại thành chữ Phối (*4).

  1. Vịnh nước Đằng bỡn ông hai vợ:

Có lần ở Chương Dương, Bà Đoàn đang giảng sách cho học trò, tới đoạn: Đằng là nước nhỏ, lại lọt vào giữa 2 nước lớn là Tề và Sở, nên việc ngoại giao với 2 nước lớn rất khó khăn. Vào lúc ấy, ông hàng xóm có 2 vợ gây lộn om sòm. Bà tức cười, bảo học trò lấy đầu đề nước Đằng làm thơ bỡn ông hai vợ. Học trò có nhiều đứa làm bài, nhưng bài của Đoàn Lệnh Khương (con của anh Luân) là có ý hay hơn cả, được Bà chỉnh văn lại, ghi ra như sau đây:

Đằng quốc xưa nay vốn nhỏ nhen,
Lại thêm Tề, Sở ép hai bên.
Quay đầu với Sở, e Tề giận,
Ngảnh lại sang Tề, sợ Sở ghen.

Đó đúng là hoàn cảnh của ông hàng xóm có 2 bà vợ hay ghen.

  1. Thách đối kén chồng:

Nhiều người khoa bảng thời bấy giờ nghe tiếng Cô Điểm hương sắc vẹn toàn, văn chương lỗi lạc, nên đều có ý muốn đến thử tài và cầu hôn, nhưng tất cả đều chịu thua tài Cô Điểm và rút lui.

Chuyện thứ nhứt là Ông Vũ Diệm, bạn của Nhữ Đình Toản, đỗ Hoàng Giáp năm 1739, đến viếng Cô Điểm. Biết được dụng Ó của người khách tài hoa nầy, Cô Điểm liền ra tay trước, bằng cách sai con hầu bưng ra một khai trầu mời khách, rồi Cô sẽ ra sau, nhưng trên khai trầu Cô để sẵn một tờ giấy, trên đó Cô viết một câu đối nhờ khách đối giúp:

Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang.

Câu nầy có nghĩa đen là: Trước sân gió thoảng phất cây cau. Thiếu nữ là cơn gió nhẹ, tân lang là cây cau; nhưng nghĩa bóng của câu nầy theo cách đồng âm: Trước sân, người con gái mời chàng rể mới. (Thiếu nữ: Con gái. Tân lang: Chàng rể).

Vũ Diệm thấy câu thách đối khó quá, không thể đối nổi nên đành rút lui, không dám trêu vào giai nhân nữa.

Chuyện thứ nhì được truyền khẩu nhiều trong dân gian là Cô Điểm nhiều lần thách đối với Trạng Quỳnh, vì Trạng Quỳnh dò dè trêu Cô và lần nào Trạng Quỳnh cũng đành chịu thua.

– Một hôm, Cô Điểm đang ngồi bên cửa sổ thì Trạng Quỳnh tới, Cô liền đọc một câu thách đối:

Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong cửa sổ song song.

Trạng Quỳnh đối không được, chịu thua rút lui.

– Lần khác, Cô Điểm gặp Trạng Quỳnh đi theo Cô lên phố Mía Sơn tây, Cô đứng lại chờ Quỳnh tới đọc một câu thách đối:

Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường.

Trạng Quỳnh lại chịu thua nữa, vì câu thách đối ra toàn là mía, đường, mật, kẹo, nên không thể kiếm ra chữ để đối lại.

– Lần khác nữa, Trạng Quỳnh lại gần chỗ Cô Điểm tắm, Cô biết vậy liền ra một vế thách đối:

Da trắng vỗ bì bạch.

Bì là da, bạch là trắng, bì bạch là da trắng, nhưng hai tiếng nầy theo nghĩa nôm là để tượng thanh, tiếng vỗ vào da thịt. Trạng Quỳnh cũng đành chịu thua keo nữa.

– Lần cuối, nhân buổi Hội Xuân, Cô Điểm thuận tay bẻ một nhánh xương rồng, chợt thấy Quỳnh đi tới, liền đọc:

Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long.

Long, chữ Hán là rồng, mà tiếng nôm nghĩa là không chặt. Lần nầy, Quỳnh đối lại được, chữ nghĩa rất chỉnh mà lại biểu lộ tánh ngang ngạnh của mình:

Quả dưa chuột tuột thẳng gang, thử chơi thì thử.

Thử là con chuột, nhưng tiếng nôm nghĩa là làm thử, chưa phải làm thiệt.

Tương truyền, sau lần đối nầy, Trạng Quỳnh và Cô Điểm chia tay, không còn gặp nhau nữa.

  1. Sứ Tàu bị lỡm:

Thời xưa, mỗi lần có đoàn sứ bộ của nước Tàu sang nước ta, triều đình thường kén chọn những người tài giỏi, lanh lợi, văn hay chữ tốt, thạo việc ứng đối, để giả làm các công việc: Bán hàng, đưa đò, hoặc làm việc nơi các Công quán, mục đích là để đối đáp với Sứ Tàu làm cho họ kính phục nước Nam ta.

Sử có chép, đoàn Sứ Mãn Thanh sang nước ta, 2 vị đứng đầu là: Hàng Địch Lộc và Nhiệm Lan Chi. Trong số những người bán hàng trên đường Sứ Tàu đi qua, có Cô Điểm và chú bé Trần Quang Trạch, con trai của Ông Hoàng Giáp Trần Danh Ninh, mới hơn 10 tuổi mà đã giỏi văn thơ ứng đối. Bộ điệu Sứ Tàu hống hách, thấy có cô bán hàng xinh đẹp thì nói đùa một câu:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
(Phương Nam có một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày)

Cô Điểm đứng đó liền đáp lại rằng:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất.
(Nước Tàu phương Bắc các bậc đại phu đều bởi đường ấy mà ra)

Hai câu đối trên, nếu giải nghĩa thanh thì đối nhau rất thanh, giải nghĩa tục thì đối nhau rất tục, Ó nghĩa hơn hẳn Sứ Tàu, thật xuất sắc tài tình. Bọn Sứ Tàu tưởng nói bỡn như vậy là bóng gió cao kỳ để hạ nhục Cô bán hàng, nào dè Cô hiểu ý, lanh trí trả lời đích đáng, đem cái nhục trả lại chúng, làm chúng hổ thẹn rút lui, phục tài gái nước Nam, không còn dám bỡn cợt gái nước Nam nữa.

Kết luận:

Bà Đoàn Thị Điểm đứng hàng đệ nhứt trong các Nữ sĩ tên tuổi trên văn đàn Việt Nam như: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ xuân Hương, Sương Nguyệt Anh,… Bà là một Nữ sĩ có thi tài lỗi lạc, lời thơ tao nhã, đài các, bóng bẩy đầy âm điệu. Bà còn là một phụ nữ mẫu mực Nho phong, đầy đủ hiếu thảo, nghĩa khí, Tứ Đức, Tam Tùng.

Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Bà được các nhà văn trong nhóm Mercure de France của nước Pháp dịch ra tiếng Pháp, xuất bản năm 1939 tại Ba-lê (Paris) nhan đề là: “Les Plaintes d une Chinh phụ.”

Bà Đoàn Thị Điểm là một vị Nữ Tiên trên Thượng giới giáng trần. Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Bà không đầu kiếp xuống trần, mà chỉ dùng huyền diệu cơ bút, nhờ 2 vị đồng tử trong Đạo Cao Đài phò loan để Bà giáng cơ viết tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận có mục đích giáo dục Nữ phái Việt Nam trong chủ trương Nho Tông Chuyển Thế của Đạo Cao Đài.

Đức Chí Tôn có nói trước rằng: “Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong.” nghĩa là: Nền Phong hóa của người Việt Nam ngày ấy sẽ trở thành nền Phong hóa của nhơn loại, tức là nhơn loại ngày sau sẽ học tập và làm theo Phong hóa Việt Nam.

Do đó, cần phải củng cố và chấn chỉnh nền Phong hóa nước nhà cho tốt đẹp vẹn toàn thì mới làm gương mẫu được.

Nền Phong hóa đó phải bắt đầu từ gia đình, mà người phụ nữ là người đảm nhiệm vai tuồng quan trọng nhứt. Cần phải hướng dẫn người phụ nữ trở lại nền nếp tốt đẹp thời xưa với Tứ Đức, Tam Tùng, nhưng chỉ nên giữ lai phần tinh hoa tốt đẹp, bỏ bớt những điều làm giảm nhân cách phụ nữ và bất bình đẳng với Nam phái, cho hợp với trình độ tiến hóa của nhơn sanh ngày nay.

Nữ Trung Tùng Phận của Tiên Nương Đoàn Thị Điểm nhứt định sẽ đóng góp một phần tích cực và quan trọng trong chiều hướng giáo dục nầy.

(*1) Chữ Nguyệt (     ), chữ Bằng (    )
(*2) Chữ Phong (    ), chữ Sắt (    )
(*3) Hợi (    ) và (    ) ghép lại thành chữ Hài (    )
(*4) Kỷ (    ) và chữ Dậu (    ) ghép lại thành chữ Phối (    )

Đoàn Thị Điểm

                          (ất dậu 1705 – Bính dần 1746)

                          Nữ sĩ, hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con Đoàn Doãn Nghi và Võ thị, em danh sĩ Đoàn Doãn Luân

                          Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh). Sau, bà và mẹ về ở với anh ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng)

                          Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi để tiến vào làm phi tần trong cung, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về. Cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương

                          Bà kén chồng, cha mất, bà đã 25 tuổi, vẫn chưa đính hôn với ai. Mãn tang cha, có công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Đình Toản và Thượng thư ở làng Kim Lũ ân cần nhờ mối giạm hỏi, bà đều từ chối

                          Người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ, người làng Sài Trang, huyện Đường Hào có con gái tiến cung, đón bà vào cung ở dạy nàng cung tần ấy

                          Năm Kỷ tị 1739, trong nước loạn lạc, chợ An Bình và làng Mĩ thử bị tàn phá, bà từ chức giáo thụ ở cung cấm, về ngụ ở xã Chương Dương dạy học

                          Sau bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Ngày chồng bà lên đường đến nhiệm sở mới (ở Nghệ An) bà mất nhằm ngày 11-9 năm Bính dần 1746

                          Tương truyền chính bà đã phiên dịch khúc ngâm chinh phụ của Đặng Trần Côn (nhưng cũng có sách cho rằng bản dịch đó là của Phan Huy ích). Điều biết chắc chắn là bà giỏi văn chương, có nhiều thơ văn xướng họa với anh, với chồng khá nhiều, nhưng phần lớn đã thất lạc. Duy còn một bản Tục truyền kì cũng gọi là Truyền kì tân phả (để phân biệt với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)

                          Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí quyển 45) tập truyện Tục truyền kì gồm 6 truyện: Bích câu kì ngộ, Hải khẩu linh từ, Vân cát thần nữ, Hoành sơn tiên cuộc, An ấp liệt nữ, Nghĩa khuyển khuất miêu

                          Nhưng trong Nam sử tập biên quyển 5 (1724) quả quyết bà Điểm chỉ có 3 truyện:

                          – Hải khẩu linh từ (tức chuyện nữ thần Chế Thắng)

                          – Vân Cát thần nữ (Liễu Hạnh công chúa)

– An ấp liệt nữ (chuyện Phan thị, vợ thứ của Đinh Nho Hoàn)

Loạn thời
Tác giả : Đặng Trần Côn

1. Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
5. Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
Thanh bình tam bách niên thiên hạ
Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
10. Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biệt khuyết
Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu
15. Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán
Hữu oán hề phân huề
Hữu sầu hề khế khoát
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề sự cung đao
20. Trực bả liên thành hiến minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu
Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến
25. Tây phong minh tiên xuất Vị kiều

Thời loạn
Người dịch : Đoàn thị Điểm

1. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên(1)
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
5. Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,(2)
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.(3)
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
10. Áo nhung trao quan vũ từ đây.(4)
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.(5)
Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa (6)
15. Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng, (7)
20. Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời (8)
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa (9)
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.(10)
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu. (11)

(1)Truân chuyên :Gian nan khốn khổ
(2)Tràng thành :Vạn lý trường thành ở Trung hoa
(3)Cam tuyền : Tên đất
(4)Áo nhung :Áo của quân nhân
(5)Niềm tây : niềm riêng
(6)Thê noa : Vợ con
(7)Thành liền : Do chữ “liên thành ” ,thành lũy liên tục nhau.(Điển tích :Nước Triệu có hai hòn ngọc bích vua nước Tần viết thư xin đem 5 thành trì đổi ngọc.Vì thế nhân gian ví những vật gì quí báu là giá “liên thành ”
(8)Giặc trời : Do chữ “thiên kiêu ” Hán thư có câu :” Hồ giả thiên chi kiêu tử “Giặc Hồ là đám con khó dạy của Trời.
(9)Da ngựa : Do chữ ” mã cách ” (Mã là ngựa ,Cách là da )
Điển tích : Thời Đông hán, Mã Viện tướng giỏi từng nói :Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải ,lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi là trai.
(10) Tư mã Thiên nói :Người ta vẫn có cái chết ,song có cái chết đáng nặng như núi Thái Sơn ,có cái chết không đáng nhẹ như lông chim hồng.Ý nói có sự đáng chết và không đáng chết.
(11) Cầu Vị : Bởi chữ ” Vị Kiều ” Thơ Lý Bạch có câu :”Tuấn mã nhược phong phiêu ,minh tiên xuất Vị Kiều ” ( Ý nói ngựa giỏi chạy như gió cuốn ,thét roi ra lối cầu sông vị )

Giai Thoại về Đoàn Thị Điểm:

Cái túi vải Đa La
Cô con gái Đoàn Doãn Nghi, tên là Đoàn Thị Điểm, mới trạc tuổi thiếu niên mà đã có tài học vấn hơn người, và được thiên hạ chú ý vì một phong cách rất đặc biệt. Ra đường, cô thường xách một cái túi vải Đa La (một loại vải đẹp ngày xưa). Tự tay cô thêu lên cái túi ấy hai câu thơ của Lý Bạch:

Đãn sử chủ nhân năng túy khách
Bất tri hà xứ thị hương nhân

(Miễn sao chủ nhân có đủ rượu làm say khách
Cần gì phải phân biệt là chốn lạ hay quen)

Đề thơ như vậy, là chứng tỏ một tâm hồn phóng khoáng và một trình độ học vấn cao. Thượng thư Lê Anh Tuấn biết được chuyện này, liền nhắc với ông Nghi – học trò cũ của mình – xin nhận cô Điểm làm con nuôi. Gia đình họ Đoàn chấp thuận.

Thơ đi một mình
Sống trong gia đình thượng thư Lê Anh Tuấn, cô Điểm có điều kiện đọc nhiều sách vở văn thơ, trình độ cô lại tấn tới thêm. Cô thường được cha nuôi sai đến các nhà bạn đồng liêu của ông, hoặc mượn kinh truyện, hoặc đưa thư từ. Những người này biết tiếng cô gái tài hoa, nên cũng hay thử tài. Một lần, cô Điểm một mình tới nhà quan tham tụng Nguyễn Công Hãng, không có gia nhân đầy tớ đi theo. Ông Hãng nhân đó bảo cô làm thơ vịnh cảnh đi một mình (độc hành thi). Cô Điểm không phải suy nghĩ lâu, đọc ngay hai câu:

Đàm luận cổ kim tâm phúc hữu
Truy tùy tả hữu cổ quăng thần.

(Bàn luận chuyện xưa nay thì lấy gan ruột làm bạn tâm sự
Theo liền bên phải bên trái thì lấy chân tay làm bạn theo hầu).

Ông Nguyễn Công Hãng phục lắm.

Cuộc rút lui của Trường An tứ hổ
Tiếng tăm của Đoàn Thị Điểm lan rộng. Khi cô rời gia đình Lê Anh Tuấn về ở với anh để chăm sóc mẹ, nhà riêng của họ Đoàn đã trở thành nơi hằng ngày có các danh sĩ ở kinh thành Thăng Long tìm đến làm quen. Nhưng cô Điểm không nhận lời ai, vì cô chưa thấy người nào thật là bậc tài hoa danh sĩ. Một lần, khá đông những thầy nho, đều là bậc hoàng giáp, tiến sĩ kéo đến nhà ông Nghi, xin yết kiến cô Điểm. Cô không vội ra, chỉ cho một đứa cháu gái, bưng ra một quả trầu, trên đề dòng chữ:
Đình tiền, thiếu nữ khuyến tân lang.

Cả bọn trầm trồ, khen nét chữ đẹp. Một vài thầy khóa hấp tấp, gật gù nói khẽ với nhau: Thế này thì nhiều hy vọng lắm! Câu đối ra hợp cảnh mà có phần khêu gợi. Nào thiếu nữ, nào tân lang.

Nhưng họ ngạc nhiên thấy mấy ông bạn hàng đầu đăm đăm tư lự. Những ông bạn có phải là hạng tầm thường đâu. Chính là những người lỗi lạc nhất trong danh sĩ mà bà con Thăng Long hâm mộ, tôn họ là Trường An tứ hổ (4 con hổ – người giỏi văn nhất kinh thành). Cả đám tứ hổ đứng yên không nói năng gì. Cuối cùng, Vũ Diễm, người xuất sắc nhất của tứ hổ, từ từ đến trước bức mành mành, chấp tay nói vọng vào:

– Xin đa tạ chủ nhân, bọn chúng tôi xin được về học thêm, không dám phiền chủ nhân thừa tiếp nữa.
Thế là các nho sĩ lủi thủi kéo nhau ra về. Vũ Diễm vừa đi vừa giảng cho anh em nghe:

– Câu thách đố này của Hồng Hà nữ sĩ, tài tình mà lắt léo lắm đấy, các bác ạ! Cô ta dùng tiếng đồng âm đấy mà. Thiếu nữ là cô gái trẻ và cũng là làn gió nhẹ. Tân lang là chàng rể mới, nhưng cũng là cây cau. Thành ra câu văn muốn hiểu gió nhẹ vờn cây cau hay cô gái mừng chàng rể mới đều đúng cả. Nếu hấp tấp đối theo một nghĩa thì chẳng bõ mua cười. Bọn chúng tôi đành thoái là vì như vậy đó.

Niềm vui của Nguyễn Kiều
Đoàn Thị Điểm kén chọn, mãi đến 38 tuổi mới chịu lấy Nguyễn Kiều. Cuộc hôn nhân có thể nói là kỳ diệu và có tiếng tăm vang dội cả kinh thành Thăng Long. Nguyễn Kiều chắc chắn là phấn khởi nhất, vì cả thế gian này không ai lọt được vào mắt xanh của Hồng Hà nữ sĩ, thì nay ông có thể là người hạnh phúc nhất đời. Ông đã có thơ:

Khoáng thế tao phùng khoáng thế duyên
Thử thân chung phúc hệ sinh tiền
Tòng kim bão khán, hà nương tử
Thủy tín nhân hoàn hữu trích tiên

Tạm dịch:

Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian
Cả cuộc đời ta được phúc ban
Ai bảo khát khao tiên nữ nữa
Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn

Tất nhiên không phải không có người ghen với Nguyễn Kiều. Người ta thóc mách nhau, không rõ vì sao mà cô Điểm lại sẵn sàng kết duyên với một người nhiều tuổi hơn mình, đã có hai đời vợ, có con, gia đình cũng túng thiếu. Thóc mách thế thôi, nhưng rồi họ cũng mừng cho ông Kiều. Có bài thơ có lẽ là do một bạn tri âm của Nguyễn Kiều sáng tác – làm lời của ông Kiều gửi đến cầu hôn cô Điểm:

Lão khứ bần lai kỷ độ sương
Bồi hồi si mộng phóng đài trang
Thiên biên bồng mấn tri âm thiểu
Phù thế tương khan khối lỗi trường
Quân tử tính tình phi lãnh nhãn
Mỹ nhân miện tiếu hữu hoa chương
Thiện đoan khả thượng cầu qui ngã
Song bút huy hoàng tảo bát phương.

Tạm dịch:

Già đến nghèo qua mấy độ rồi
Tình si muốn gửi dạ khôn nguôi
Ven trời lận đận không tri kỷ
Trò rối đua chen lắm nỗi đời
Chớ sợ chàng trai đôi mắt tục
Chỉ mong người đẹp nét cười tươi
Duyên lành gắn bó cùng anh nhé
Ngòi bút hai ta tỏa ánh ngời.

Một hóa hai
Gia đình cô Điểm là gia đình có truyền thống văn học, người anh cô Điểm là ông Luân cũng nổi tiếng tài hoa. Hai anh em thường đàm đạo văn chương, thử tài thử sức với nhau.

Một hôm, cô Điểm đương soi gương ở cửa sổ, ông Luân đọc một câu thách em đối lại:

– Đối kính họa mi, nhất điểm phân thành lưỡng điểm.

Nghĩa là:

Soi gương vẽ mày, một nét hóa hai (một cô Điểm hóa hai cô Điểm).

Cô em đối lại:

– Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.

Nghĩa là:

Tới ao xem trăng, một vừng hóa hai (một ông Luân hóa hai ông Luân).

Đối chữ sách
Cô Điểm đang đọc sách về Hán Cao Tổ. Ông Luân lấy ngay chuyện trong sách ra câu đối:

– Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Cô Điểm cũng dùng ngay chuyện trong sách để đối lại:

– Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết.
Cả hai câu nghĩa là:

Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém
Rồng vàng đội nóc, ông Vũ ngửa mặt mà than.

Dồn đối phương vào chỗ bí!
Cô Điểm là con cụ Bảng Nhãn, nổi danh tài sắc. Học trò cụ thường muốn ngấp nghé. Trong số thầy nho, cậu Quỳnh nghịch ngợm nhất và cũng được cô Điểm quen hơn. Cô Điểm thường ỷ tài, thách cậu Quỳnh đối đáp, hẹn có hơn tài mình thì mới chịu làm thân.

Một hôm, hai người cùng ngồi trong nhà, trước bức vách là hai cửa sổ. Cô Điểm đọc:

– Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong cửa sổ song song.

Quỳnh chịu không đối được.

Lại một lần, Quỳnh đi chợ Sơn Tây về, cô Điểm ra:

Lên phố Mía, gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường.

Một lần khác, cô Điểm đang tắm, Quỳnh gõ cửa đòi vào. Cô Điểm giãy nảy không cho, nhưng anh chàng cứ kèo nèo trơ tráo. Cô Điểm lại phải dùng thủ đoạn văn chương, ra câu đối bảo đối được thì sẽ mở cửa:

Da trắng vỗ bì bạch

Bì bạch cũng có nghĩa là da trắng, lại là một tiếng tượng thanh. Quỳnh chịu không đối được vùng vằng bỏ đi.

Câu chuyện sau này còn được hư cấu dài hơn.

nguồn: sưu tầm

Sự kiện

Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705,  hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê  ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên

Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của bà là âng Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Thị Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là ông Lê Doãn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là âng Lê Doãn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi.Từ đây, ông đổi qua họ Đoàn, gọi là  Đoàn Doãn Nghi.âng có một thời gian dài  dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng.

Mặc dù là phận gái nhưng với tư chất thông minh đặc biệt, ngay từ thuở nhỏ bà Đoàn Thị Điểm đã được học đủ Ngũ Kinh , Tứ Thư… lại được mẹ dạy cho nữ công gia chánh nên đến  năm 16 tuổi, bà đã  nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, vốn quen biết Đoàn Doãn Nghi, lại mến tài văn chương và đức hạnh của Đoàn Thị Điểm nên đã nhận bà  làm con nuôi. Kể từ đó, bà về ở nhà của dưỡng phụ tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Đây là thời  gian bà đọc được rất nhiều sách quý trong kho sách của quan Thượng thư nên vốn kiến thức được mở rộng, lại  tiếp  xúc  với  nhiều người danh vọng, khoa bảng vì vậy tiếng tăm về tài ứng đối văn chương,về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn càng lan xa.Khi dưỡng phụ có ý  tiến cử bà vào  cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, bà kiên quyết  từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.

Năm 1724 nghe tin cha ốm nặng,  tình hình chính trị ở Thăng Long lúc đó lại rối ren, bà đã xin phép thượng thư  để về quê phụng dưỡng cha.

Sau khi cha mất, anh trai bà là Đoàn Doãn Luân mở trường dạy học . Nhưng ông Luân mất sớm, bà lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được tiến cử  vào cung Chúa Trịnh dạy học nhưng   khi ở trong cung,  thấy rõ sự thối nát của triều đình, nên bà lại xin trở về quê nhà. Năm 1739, giặc giã nổi lên khắp nơi, bà  cùng mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Lúc đầu bà làm nghề xem mạch, bốc thuốc gần như một tay nuôi sống cả gia đình nhưng  chí hướng của bà  là nối nghiệp cha và anh mở trường dạy học, mong đem hết tài năng của mình  truyền lại cho thế hệ sau, đào tạo lớp người mới, vừa có kiến thức cao, vừa có đạo đức để giúp dân giúp nước. Bà nhận thấy, từ trước tới nay chưa có một phụ nữ nào dạy học mà có học trò thành đạt cả. Với quyết tâm và tài năng của mình bà  xin mở trường dạy học đào tạo nhân tài. Học trò theo học rất đông và đúng với lòng mong ước của bà , trong số học trò có âng Đào Duy Doãn ở làng Chương Dương, sau này thi đậu Tiến Sĩ năm 1763 .

Năm 1743 bà kết hôn với ông  Nguyễn Kiều- một người học rộng tài cao (18 tuổi đỗ Giải Nguyên, 21 tuổi đỗ Tiến sĩ) . Sống với nhau chưa được bao lâu thì thì quan Thị Lang Nguyễn Kiều nhận được được lệnh phải đi sứ sang Trung Quốc. Bà Đoàn Thị Điểm, một mình  chăm sóc cả hai gia đình nội ngoại.Trong khoảng thời gian này, bà nhận được bản Chinh Phụ Ngâm khúc  viết bằng Hán văn của  Đặng Trần Côn . Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, bà  dịch ra thơ Nôm bản Chinh Phụ ngâm này . Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh Phụ ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thơ văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà. Trương truyền, bà Đoàn Thị Điểm  viết sách nhiều nhưng đến nay  hầu hết bị thất lạc, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm của Hồng Hà nữ sĩ (trong đó có Truyền kỳ tân phả  viết bằng chữ nho)

Tháng 8 năm 1748, trên đường theo chồng vào nhậm chức tại Nghệ An, bà bị ốm nặng và mất ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Phần mộ của bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ , Hà Nội.

Bà  Đoàn Thị Điểm được người đời sau tôn kính không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, mà  còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại. Bà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo một lương y tài đức vẹn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *