HỌ ĐOÀN CÓ GỐC PHÁT TÍCH TỪ NGHỆ AN

HỌ ĐOÀN VIỆT NAM THỜI KỲ: VUA LÊ – CHÚA TRỊNH (1573-1599)

VÀ GIAI ĐOẠN: TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH

Tiên Tổ khảo: Tiền lịch triều chiêu dân lập ấp Minh tự Đoàn nhị lang tự Thiên Phúc húy TRẠCH QUỸ phủ quân

Mất ngày 01/3 Mộ tại Cồn Nhà xứ Minh tự

Tiên Tổ tỷ: Nguyễn Thị Hoán nhụ nhân

Mất ngày 12/7 Mộ tại xứ Văn đạm

Đoàn Trạch Quỹ 

Cụ là hậu duệ đời thứ 4 của cụ Đoàn Bá Tuân (Quan Trấn thủ Hải Dương). Cụ có 3 người con là: Đoàn Tiến Nhậm, Đoàn Duy Tinh, Đoàn Huệ Hải.
– Đoàn Tiến Nhậm, vào định cư ở làng Vân Chàng và Quang Chiêm thuộc Đức Thọ, Hà Tĩnh.
– Đoàn Huệ Hải, đỗ Cử nhân ra làm quan tri huyện Vĩnh Khang (Nghệ An) vào thời Hậu Lê. Con cụ là Đoàn Viết Yến làm tướng Tiền cẩn sứ của quân Trịnh (thời Trịnh – Nguyễn phân tranh), đến đời cháu nội của cụ là Đoàn Viết Trinh (tức My) thì 1 nhánh chuyển vào định cư ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
– Đoàn Duy Tinh, chuyển vào định cư ở làng Chuồn, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế – vào thời chúa Nguyễn Hoàng (1600 – 1630)
Cụ Đoàn Duy Tinh có 5 người con, sau này định cư ở các nơi khác nhau:
+ Đoàn Thọ sơn, định cư ở làng Chuồn
+ Đoàn Thọ Sanh và Đoàn Lâm Hoành vào Quảng Nam
+ Đoàn Công Bồ chuyển ra Quảng Bình
+ Đoàn Nhân Phước Định cư ở Thuận Hóa (Huế)
Sau này con cháu của Đoàn Thọ Sơn có
Một nhánh lại chuyển ra làng Gia Đẳng – huyện Triệu Phong – Quảng Trị. Dòng này phát triển mạnh, đời sau có 3 anh em là tướng lĩnh QĐNDVN (Đại tướng Đoàn Khuê, Trung tướng Đoàn Chương và Đại tá Đoàn Thúy).
Một nhánh khác của con cháu Đoàn Thọ Sơn chuyển từ làng Chuồn về xã Lộc An, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Đời sau có Giáo sư Đoàn Trọng Truyến làm Bộ trưởng Phó Thủ tướng, con trai ông là Đoàn Mạnh Giao làm Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ nước CHXHCNVN.
Hậu duệ của cụ Đoàn Duy tinh ở Thừa Thiên Huế có cụ Đoàn Văn Hổ, sinh được 3 người con Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Trực và Đoàn Hữu Ái là những người tổ chức vụ “Giặc chày vôi” nổi tiếng thời vua Tự Đức (1848 -1883). Cả 3 cụ bị giết, nhưng anh em con cháu các cụ phải lánh nạn, chuyển đi nhiều nơi khác nhau.
Nhánh chuyển vào Nam bộ ở Bến Tre, rồi chuyển sang Tiền Giang, Long An. Nhánh này về sau có nhiều người giữ các chức vụ cao trong chính phủ nước CHXHCNVN như ông Đoàn Văn Chất (UVTWĐCVN khóa V,VI,VII làm phó Trưởng ban Kiểm tra TW); Ông Đoàn Văn Xê (Thứ trưởng bộ GTVT); Bà Đoàn Thúy Ba (Anh hùng lao động, Thứ trưởng bộ Y Tế).
Nhánh chuyển vào An Giang, Đồng Thápthì đổi sang họ Dương. Sau này có Dương Văn Minh “ Đại tướng, Tổng thống” của chế độ VNCH.
Người con trai thứ 4 của Đoàn Duy Tinh là Đoàn Công Bồ chuyển cư ra Quảng Bình phát triển cho đến nay khá đông đúc, nhưng chưa có người làm nên sự nghiệp lớn.

Người con trai út của cụ Đoàn Duy Tinh là Đoàn Nhân Phước có cháu ruột là Đoàn Loan chuyển cư vào xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, rồi từ đây chuyển vào Nam Bộ. Đoàn Văn Thành, là cháu của Đoàn Loan chuyển vào thôn Tân Bình, tổng An Phú Trung, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Vào khoảng năm 1760, khi làm chức Quản cơ hiệu Thân quân (hộ tống nhà vua) đi tháp tùng Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện binh chống Tây Sơn thì mất. Ông Thành có 9 người con thì chỉ có 2 người con là (Đoàn Văn Khắc và Đoàn Văn Trường) thành đạt làm quan và có chức tước trong triều, còn lại 7 người khác đều làm ruộng.
– Ông Đoàn Văn Khắc là Thủy quân, Vệ úy đời vua Minh Mạng, mất 1840 ở An Giang, không rõ về vợ con.
– Đoàn Văn Trường trải qua nhiều trọng trách đời vua Gia Long như: Tổng đốc, Thượng thư Bộ binh… đến tháng 7/1828 thì ông được điều ra Bắc, để lại vợ và 6 người con ở trong Nam, Sau này ông lấy vợ lẽ ngoài Bắc. Trong 6 người con ở Nam Bộ thì 3 người có chức tước trong triều Nguyễn, đó là Đoàn Văn Sách, Đoàn Văn Học và Đoàn Văn Lộc.
+ Đoàn Văn Sách làm Đề đốc Vĩnh Long, đời vua Minh Mạng, bị bệnh mất 29/4/1842, có 6 con Trai nhưng đến nay không rõ tung tích.
+ Đoàn Văn Học là Chánh vệ cẩm y đời vua Thiệu Trị (1941-1947), mất ở thôn An Quý, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ông Học có 4 con trai nhưng cũng không rõ tông tích về sau.
+ Đoàn Văn Lộc làm Trấn Tây hậu bổ thời Minh Mạng (vùng này hiện nay là đất Campuchia). Ông Lộc cũng được 4 con cũng không rõ tung tích về sau.
Như vậy kể từ đời ông Đoàn Văn Thành, về sau đã có 28 người con cháu là hậu duệ của cụ Đoàn Bá Tuân ở Hải Dương vào Nghệ An, Thừa Thiên, Quảng Ngãi, rồi vào định cư ở Nam Bộ và sinh ra các thế hệ họ Đoàn ở các vùng này, gồm các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang (đến nay đã hơn 12 đời con cháu).

Nguồn Ban Gia phả Họ Đoàn Nghệ An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *