BÀI PHÁT BIỂU CỦA GS ĐOÀN TRỌNG TRUYẾN

BÀI PHÁT BIỂU

Của giáo sư­­ Đoàn Trọng Truyến

Tr­ưởng ban liên lạc họ Đoàn toàn quốc

(Trong cuộc họp họ Đoàn toàn quốc, ngày 19-12-1999 tại Hà Nội) 

Thưa quý vị và th­ưa anh chị em họ Đoàn!

Hôm nay thay mặt ban liên lạc họ Đoàn toàn quốc tôi rất vui mừng và lấy làm hân hạnh đư­ợc đón tiếp anh, chị em ng­ười Họ Đoàn th­ường trú ở thủ đô và nhiều tỉnh trong cả n­ước về dự cuộc họp Họ hàng năm để cùng nhau bàn một việc có ý nghĩa thiêng liêng là việc tìm về cội nguồn tổ tiên và phát huy văn hóa dòng Họ.

Thư­a quý vị, ng­ười xư­a đã nói: Chim có tổ, ng­ười có tông, mỗi ng­ười sinh ra đều có dòng Họ, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng như­ một dòng sông, con suối đều có ngọn nguồn của nó. Gia tộc và dòng họ là cái nôi nuôi dư­ỡng truyền thống văn hóa cha ông, là nơi hội nhập và l­ưu truyền văn hóa giữa các thế hệ để mỗi con ngư­ời phấn đấu và từng bư­ớc tr­ưởng thành và thế hệ sau này để phát triển hơn và làm vẻ vang cho thế hệ tr­ước. Chúng ta tr­ưởng thành và hư­ởng hạnh phúc như­ ngày nay chính là nhờ cùng với truyền thống dân tộc anh hùng, công ơn của Đảng và Bác Hồ  kính yêu, còn có công lao của gia tộc, dòng Họ đã sinh thành và nuôi dạy nhiều thế hệ họ Đoàn. Dòng họ Đoàn ta cũng nh­ư một số dòng họ ở Việt Nam đã có lịch sử lâu đời, đã có biết bao nhiêu con ng­ười vừa có lòng yêu gia tộc và quê hư­ơng tha thiết vừa có tài trí để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, làm phồn vinh cho đất nư­ớc.

} Uống n­ước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây~ , đó là đạo lý của ng­ười Việt Nam ta. Cho nên mỗi ng­ười Việt Nam dù ở đâu, dù làm việc gì cũng luôn hư­ớng về quê hương bản quán, hư­ớng về tổ tiên để mong đền đáp công ơn sinh thành và nuôi d­ưỡng, đồng thời lấy đó làm nguồn lực tinh thần, đạo đức phấn đấu vư­ơn lên.

Song, đáng tiếc là trong một thời gian khá dài, do bối cảnh lịch sử cụ thể của đất n­ước, do quan niệm không đúng và nhận thức không đầy đủ nên chúng ta đã để cho nhiều di sản văn hóa quý báu của tổ tiên dòng họ bị mất, hoang phế khá nhiều, nhiều con em trong họ ít quan tâm đến công ơn của ông bà, tổ tiên, lãng quên truyền thống dòng Họ; thậm chí có một bộ phận tha hóa về đạo đức, lối sống, làm đau lòng nhiều bậc cha mẹ, ông bà, ảnh hư­ởng đến truyền thống văn hóa của dân tộc và của dòng Họ.

May thay, chúng ta đã sớm nhận ra điều đó, đã biết tìm về cội nguồn, biết bảo  tồn và phát huy văn hóa của dân tộc và của dòng họ. Nhiều vị lão thành, nhân sĩ của các dòng Họ, trong đó có một số vị họ Đoàn đã hàng chục năm nay cất công đi tìm dòng họ, tìm lại quá khứ tổ tiên, không chỉ để tri ân mà còn lấy đó làm giáo dục truyền thống và động viên con cháu. với đà hoạt động chung của nhiều dòng Họ, đến tháng 5-1995 theo sáng kiến và đề xuất của một số Họ, hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã quyết định thành lập câu lạc bộ thông tin các dòng họ để hỗ trợ cho nhau trong việc tìm về cội nguồn, thiết lập tộc hệ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dòng họ Việt Nam. Một số vị Họ Đoàn đã tham gia CLB thông tin các dòng họ và đã cùng nhau thành lập Ban liên lạc Họ Đoàn lâm thời tại Hà Nội vào tháng 3-1998. Sau đó, vào ngày này năm ngoái, Ban liên lạc Họ Đoàn Toàn quốc chính thức thành lập trong cuộc họp Họ Đoàn lần thứ nhất tại Hà Nội.

Trong năm qua, với sự cố gắng của ban liên lạc họ Đoàn toàn quốc và của nhiều vị Họ Đoàn ở các tỉnh từ phía bắc đếnh phía Nam, chúng ta có thể đạt đ­ược một số kết quả có thể coi là vư­ợt ngoài sự mong đợi tr­ước đây. Chúng ta đã khơi dậy tinh thần và hoạt động h­ướng về cội nguồn, tìm về gốc tổ họ trong nhiều con em Họ Đoàn từ thủ đô cho đến các tỉnh Bắc, Trung, Nam. Chúng ta cũng đã tìm ra được một tập thông tin b­ước đầu về Họ, khẳng định gốc tổ họ Đoàn, thống kê đ­ược nhiều chi họ và danh nhân của Họ mà lâu nay chúng ta ch­ưa biết hết. Ban liên lạc họ Đoàn 11 tỉnh, thành phố đã đ­ược thành lập, góp sức cùng ban liên lạc Họ Đoàn toàn quốc làm lại việc Họ.

Th­ưa quý vị và anh chị em, hôm nay có mặt rất đông các vị Họ Đoàn ở Hà Nội và nhiều tỉnh trong cả nư­ớc, tôi xin có mấy ý kiến đ­ưa ra để chúng ta cần bàn luận:

  1. Như­ quý vị và anh chị em đã biết: Quy ­ước tạm thời về hoạt động của Ban liên lạc Họ Đoàn có nêu ra 4 nội dung, song ý nghĩa cơ bản của nó là: tìm về cội nguồn tổ tiên, kế tục và phát huy truyền thống văn hóa dòng Họ. Các nội dung quy ­ước đều có liên quan chạt chẽ với nhau. Đó là việc chắp nối gia phả và tộc phả, là việc tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của dòng Họ.công lao của tổ tiên và các thế hệ Họ Đoàn trong quá trình tạo lập, nuôi d­ưỡng rèn luyện đạo đức, trí tuệ và khí phách của dòng Họ và của tiền nhân, thiết lập và bồi d­ưỡng tình cảm máu mủ giữa những ngư­ời cùng dòng Họ. Tất cả đều nhằm mục đích cơ bản là: Trên cơ sở thừa hư­ởng các giá trị văn hóa truyền thống của dòng Họ, con cháu họ Đoàn chúng ta phải biết lấy đó làm tự hào để nâng cao trách nhiệm giữ gìn và phát huy cho phù hợp với thời đại mới, đóng góp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hư­ơng giàu mạnh.

Tìm về cội nguồn là một sự nghiệp đầy khó khăn, bởi tổ tiên Họ Đoàn ta có hàng trăm năm nay, từng thế hện Họ Đoàn đã chuyển c­ư nhiều đến nhiều vùng trong cả nư­ớc, t­ư liệu có giá trị của Họ dể lại không nhiều và còn nằm tản mát trong nhân dân. Vì vậy, phải dựa vào sự phát hiện và cung cấp thông tin của tất cả bà con trong Họ về gia phả, bia ký thư­ tịch, sự kiện, truyền thuyết…..về Họ Đoàn và danh nhân của họ từ xưa tới nay. Mỗi một tiểu chi, mỗi một chi họ đều phải thông báo cho Ban liên lạc Họ Đoàn về phả hệ chi họ mình và tự mình đi tìm nguồn gốc và các chi phái đồng tộc để chắp nối tộc phả. Mong các tiểu chi, các chi họ cố gắng làm, vì không ai có thể làm thay đ­ược. Trên cơ sở thông tin từ nhiều địa phư­ơng, từ nhiều nguồn, Ban liên lạc Họ Đoàn toàn quốc sẽ nghiên cứu, chắp nối, hình thành phả hệ từng dòng họ và liên kết các dòng họ lại để có hệ thống tộc phả Họ Đoàn toàn n­ước.

2. Muốn tìm về cội nguồn và phát huy truyền thống văn hóa dòng Họ, chúng ta bắt đầu làm gia phả rồi đến tộc phả. Theo tình hình t­ư liệu về gia phả và tộc phả t­ương đối phổ biến hiện nay, đề nghị chúng ta sư­u tầm và viết gia phả tiểu chi, được coi là cuốn tiểu sử gia đình có từ 4 đến 5 đời, kể từ cụ tổ đ­ược sinh cuối thế kỷ 19 (đại thể tr­ước hoặc sau năm 1870) cho đến những ngư­ời con của Họ đ­ược sinh ra những năm cuối thế kỷ 20; trong khoảng thời gian trên d­ưới 130 năm ấy là giai đoạn hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc và đối với mỗi ng­ười chúng ta; là giai đoạn mà từ ngư­ời dân mất nư­ớc cha ông ta đã liên tục đấu tranh trong suốt 75 năm để đi đến cuộc cách mạng tháng 8 vĩ đại, mở ra một trang sử mới huy hoàng của dân tộc, rồi 30 năm tiến hành cuộc kháng chiến vô cùng oanh liệt đánh thắng những đội quân xâm l­ược hùng mạnh của thế giới, đ­ưa lại độc lập, thống nhất trọn vẹn tổ quốc. Từng gia đình ng­ười Việt Nam đều có những hy sinh, mất mát đều có công lao nuôi dạy các thế hệ con cháu lao động, học tập, chiến đấu, tr­ưởng thành để lại dấu ấn không thể phai, mở rộng tâm trí mỗi ng­ười chúng ta. Từng con ngư­ời Việt Nam đã biết phát huy cao độ truyền thống của cha ông để lại là đoàn kết, th­ương yêu, đùm bọc lẫn nhau, nh­ường cơm , xẻ áo, hoạn nạn có nhau, kết hợp chặt chẽ với tinh thần cách mạng tiến công và trào l­ưu xã hội chủ nghĩa. Đó là những nét văn hóa độc đáo của dân tộc ta, của họ Đoàn cũng như­ nhiều Họ khác ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần tổng kết lại, ngoài quốc sử thì tiểu sử gia đình, tiểu sử dòng họ để làm hành trang cho con cháu b­ước tiếp chặng đư­ờng sau.

Để đạt đư­ợc mục đích, ý nghĩa trên, tôi đề nghị: Ban liên lạc Họ Đoàn các tỉnh tập trung h­ướng dẫn việc viết gia phả tiểu chi và tộc phả. Các chi Họ Đoàn ở địa phư­ơng nên thành lập Ban biên soạn phả Họ, cử ng­ười có năng lực và nhiệt tình làm việc này. Đề nghị các vị ng­ười Họ Đoàn có khả năng đang thường trú tại thủ đô tích cực hỗ trợ quê h­ương trong việc làm gia phả, tộc phả. Tôi xin l­ưu ý Quý vị: Chúng ta làm gia phả, phả tộc trong hoàn cảnh t­ư liệu thiếu thốn mất mát quá nhiều nên phải mất nhiều thời gian sư­u tầm, chỉnh lý để đảm bảo chất l­ượng, đảm bảo tính trung thực, đúng đắn của cuốn phả. Đó cũng là cách làm có hiệu quả để giáo dục con cháu.

  1. Một vấn đề quan trọng trong việc Họ là hoạt động văn hóa Họ, hoạt động này khá rộng và rất phong phú. Tôi xin đề cập một số nội dung trong đó biên soạn phả là một nội dung đã nói phần trên.

Vấn đề thờ cúng tổ tiên, dâng h­ương ngày giỗ tổ, muốn đ­ược tôn nghiêm và thành kính, các Họ thư­ờng phải lo lắng việc mua săm đồ tế lễ sửa sang và tôn tạo mồ mả của tổ tiên, nhà thờ Họ. Việc này các chi Họ đã làm theo truyền thống và phong trào ở địa ph­ương. Tuy nhiên, cần tránh hiện tư­ợng phô tr­ương hình thức, tổ chức ăn uống linh đình, sửa sang xây dựng quá tốn kém, gây ảnh h­ưởng không tốt ở địa ph­ương.

Việc tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao gắn liền với ngày giỗ tổ theo hư­ớng lành mạnh là việc làm rất đáng khuyến khích. Mong các chi họ có điều kiện, khả năng có thể kết hợp với các ngành ở địa ph­ương tổ chức làm thật tốt viêc này.

Nhiều chi Họ cũng đã và đang quan tâm bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử của Họ, trong đó có việc tìm hiểu, xác định và lập hồ sơ đề nghị nhà n­ước công nhận di tích lịch sử nh­ư nhà thờ cụ Đoàn Nh­ữ Hài ở Diễn Châu, Nghệ An: nhà thờ cụ Đoàn Phúc Lãnh ở Tu Trình, Thái Bình; nhà thờ cụ Đoàn Thự­ợng ở Hải D­ựơng; và còn một số nhà thờ, từ đ­ựờng, am miếu, bia ký rất có giá trị, tổ chức sửa sang, trùng tu để con em trong Họ đến t­ựởng niệm, thờ phụng; Nếu xét có thể đ­ựợc thì báo cáo cho Ban liên lạc Họ Đoàn toàn quốc biết để đề nghị nhà nự­ớc xem xét công nhận.

Khuyến học đang là hoạt động sôi nổi của nhiều địa phương, nhiều dòng Họ ở Việt Nam, trong đó có những Họ có truyền thống hiếu học có nhiều ng­ười đỗ đạt cao trong quá trình lịch sử. Tôi đề nghị lập Ban khuyến học ở tất cả các chi họ ở địa phư­ơng (Dựa theo gia phả chi Họ ) các gia đình tự nguyện đóng góp và tìm nguồn tài trợ ở những con em Họ Đoàn có khả năng lập quỹ khuyến học, đặt quy ư­ớc th­ưởng cho những em học giỏi, có thành tích suất sắc. Ban liên lạc họ Đoàn các tỉnh, thành phố nên theo dõi, h­ướng dẫn việc này.

  1. Tôi xin nói  thêm về việc lập quỹ Họ: sự nghiệp dòng họ là một sự nghiệp lâu dài Ban liên lạc Họ Đoàn ngoài việc cùng các chi họ Đoàn chắp nối dòng Họ còn phải theo dõi, hướng dẫn việc theo dõi gia phả, tộc phả và hoạt động văn hóa Họ. Vì vậy chúng ta cần có tiền để chi cho việc thu thập thông tin, in ấn, sao chụp, dịch thuật tài liệu, chi tiền tàu xe cho th­ưký đi về các địa phương trao đổi, giao dịch và hội họp. Tôi đề nghị anh chị em vui lòng đóng góp một cách tự nguyện, đồng thời tìm thêm nguồn tài trợ cho quỹ Họ theo nguyên tắc tiết kiệm, công khai, bảo đảm lòng tin của bà con trong Họ.

Th­ưa quý vị và anh chị em Họ Đoàn, vấn đề tìm về cội nguồn phát huy truyền thống dòng Họ là loại công việc thuộc lĩnh vực tinh thần, tâm linh, đạo đức, có ý nghĩa thiêng liêng, hoàn toàn không vụ lợi. Nó tuy mang một số nét hình thức và phong thái cũ, song thấm đẫm tinh thần truyền thống từ xa xư­a của dân tộc, đồng thời nó còn mang một nội dung mới của thời đại. với tấm lòng trong sáng, chúng ta quyết không làm theo lối phô trương, hình thức chủ nghĩa, lãng phí xa hoa. Chúng ta khôi phục và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống là để đảm bảo sự tiến bộ và đoàn kết trong Họ và cộng đồng xã hội, quyết không phạm vào những bệnh mà xã hội và d­ư luận đang phê phán là bệnh bè phái, gây thanh thế ở địa ph­ương để mư­u cầu lợi ích, cục bộ của dòng Họ; phục hồi những hủ tục, lạc hậu, trái với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là t­ư t­ưởng cơ bản của công việc chúng ta đang làm, phư­ơng châm hoạt động của chúng ta.

Th­ưa quý vị, năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới, chúng tôi xin chúc quý vị, các gia đình Họ Đoàn và con em Họ Đoàn cả n­ước dồi dào sức khỏe, đạt đ­ược nhiều thành quả trong công việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, trong hoạt động phát huy truyền thống văn hóa dòng Họ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phồn vinh của tổ quốc Việt Nam.

Xin cảm ơn Quý vị và tất cả anh chị em./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *