HỘI ĐỒNG ĐOÀN TỘC NGHỆ AN

GIỚI THIỆU CHUNG

A- TỔNG QUÁT

HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC là một bộ phận cấu thành của cả Cộng đồng Họ Đoàn Nghệ An hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển chung của cả một dòng Họ. Vai trò của HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC không phải tự HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC đặt ra mà là do chính Cộng đồng con cháu Họ Đoàn Nghệ An mong muốn và được thừa nhận.

HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC đã trở thành một bộ phận cấu thành của cả cộng đồng. Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng Chi Họ cấu thành trong hệ thống của dòng họ có khác nhau nhưng đều nhằm một mục đích chung là xây dựng một dòng Họ Đoàn Nghệ An ổn định, thống nhất, dân chủ và phát triển trường tồn. HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC là một bộ phận không thể thiếu được của Cộng đồng Họ Đoàn Nghệ An.

HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC và các Chi Họ thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của cả cộng đồng. Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết cộng đồng con cháu trong toàn tỉnh, tạo nên sự nhất trí về đường lối và tinh thần trong cộng đồng, thắt chặt mật thiết giữa các Chi Họ với Hội Đồng để thực hiện thắng lợi công cuộc phát triển dòng họ.

Quá trình phát triển dòng họ là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường và tồn tại nhiều phong tục tập quán khác nhau. Trong quá trình đó còn có sự khác nhau giữa các Chi họ, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo… Những biến đổi về cơ cấu của phong tục tập quán và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động cộng đồng nói chung và công tác của Hội Đồng nói riêng những vấn đề mới. Nhu cầu kết nối, mở rộng việc tập hợp các Chi họ trong toàn tỉnh đặt ra một cách cần thiết. Mặt khác một số bộ phận con cháu trong cộng đồng chưa thực sự hiểu hết và coi trọng ý nghĩa của vấn đề, nên làm ảnh hưởng phần nào đến khối đại đoàn kết của cả dòng họ chúng ta.

Trong bối cảnh đó, tìm về cội nguồn, kết nối dòng họ, một sự nghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết trong họ, phát huy quyền bình đẳng của mọi người. Do vậy vai trò của HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC và các Chi họ thành viên càng quan trọng. Nâng cao vai trò, tác dụng của HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC trong Cộng đồng là một yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển dòng họ.

B- TỔ CHỨC BỘ MÁY

Cơ cấu của Hội đồng gồm có ….. ủy viên. Dưới đây là các Ủy viên đại diện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên thường trực.

I- CHỦ TỊCH VÀ CÁC PHÓ CHỦ TỊCH

1- Ông: Đoàn Văn Tiến (Tộc trưởng – Chi Diễn Thọ)

2- Ông: Đoàn Văn Thanh – Chủ tịch HĐ

3- Ông: Đoàn Văn Ba – Phó Chủ tịch HĐ

4- Ông: Đoàn Viết Trung – Phó Chủ tịch HĐ

5- Ông: Đoàn Văn Dũng – Phó Chủ tịch HĐ

6- Ông: Đoàn Ngọc Luyện – Phó Chủ tịch HĐ

7- Ông: Đoàn Minh Sơn – Phó Chủ tịch HĐ

II- ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC

1- Ông: Đoàn Văn Hương (Chi Cao Ái)

2- Ông: Đoàn Thế Vỹ (Chi Quỳnh Bảng)

3- Ông: Đoàn Văn Tuệ (Chi Quỳnh Liên)

4- Ông: Đoàn Văn Lương (Chi Nam Cát)

5- Ông: Đoàn Xuân Tý (Chi Diễn Phú)

6- Ông: Đoàn Văn Hùng (Chi Diễn Bình)

7- …………………………………………………….

III- CÁC BAN CHUYÊN MÔN

1- BAN TRUYỀN THÔNG: giúp Hội đồng trong việc tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cộng đồng hiểu về lịch sử, truyền thống dòng họ, động viên tăng cường đoàn kết nhất trí xây dựng cộng đồng thành một khối thống nhất về tư tưởng và hành động hướng tới mục tiêu xây dựng tổ quốc, quê hương, dòng họ hưng thịnh, vững bền.

2- BAN TÀI CHÍNH: giúp Hội đồng thành lập và huy động các quỹ của cộng đồng để phục vụ lợi ích chung và duy trì các hoạt động của Hội đồng.

3- BAN QUẢN LÝ NHÀ THỜ: giúp Hội đồng trong việc quản lý và kết hợp với Chính quyền và nhân dân địa phương tìm giải pháp quản lý toàn diện.

IV- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

HỘI ĐÔNG ĐOÀN TỘC được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về địa vị và độc lập về tổ chức. Quan hệ giữa các thành viên trong Hội đồng được thực hiện theo các nguyên tắc:

1- Hiệp thương dân chủ

2- Hợp tác bình đẳng

3- Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau

4- Phối hợp và thống nhất hành động

Trong sinh hoạt Hội đồng, các thành viên tự do bày tỏ ý kiến của mình, cùng nhau bàn bạc, hiệp thương dân chủ để đạt tới sự nhất trí, không mệnh lệnh, không áp đặt. Nếu có những ý kiến khác trên những vấn đề cụ thể thì cùng nhau trao đổi, thuyết phục, giúp đỡ nhau giải quyết. Trong hoạt động, các thành viên thỏa thuận với nhau về chương trình hành động chung và có nghĩa vụ giúp đỡ nhau, phối hợp thống nhất hành động để thực hiện chương trình đã thoả thuận. Bốn nguyên tắc đó có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nguyên tắc 1 và 4 là rất quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *