CAO TỔ ĐOÀN VĂN KHÂM (Danh nhân Triều Lý)

Đoàn Văn Khâm

Húy Văn Khâm, tự Phúc Văn, nguyên quán làng Lai Cáo, sinh quán tại Tô Xuyên.(chữ Hán: 段文欽; …..),
Theo phả họ Đoàn ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và ở thôn Tu Trình, xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình (phần tiền biên) thì từ làng Lôi cáo (địa danh cổ, nay thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có người họ Đoàn chuyển cư về Tô Xuyên năm 1020, đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Tô Xuyên, nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đời sau có cụ Đoàn Văn Khâm, chuyển về làng Cổ Phục, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Cụ Khâm trúng tuyển khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128), là khoa thi Nho học đầu tiên của Nhà nước Việt Nam xưa, sau đó cụ được bổ nhiệm Thượng thư bộ Công. Cụ Khâm là người mộ đạo Phật, thường giao du với các nhà sư nổi tiếng như Quảng Trí, Chân Không và là một nhà thơ có tiếng đương thời. Trước tác để lại cho đời sau, nay mới sưu tầm được 4 bài thơ gồm 3 bài thơ bằng chữ Hán chép trong “Hoàng Việt thi tuyển” do Bùi Huy Bích sưu tập : “Tặng Quảng Trí thiền sư”, “Vãn Quảng Trí thiền sư”, “Truy điệu Chân Không thiền sư” và 1 bài thơ chép trong “ Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn: “Gửi Tĩnh-giới thiền sư ở núi Bí-Linh thuộc Nghệ-An”. Qua đó cho thấy Đoàn Văn Khâm rất hâm mộ những vị tu hành, nhưng bản thân không lên núi ở ẩn chỉ vì “chót bị cái dây cân đai buộc chặt vào hàng ngũ quan lại. cụ tham gia chiến dịch “Chặn trước” của Thái úy Lý Thường Kiệt, tiến đánh căn cứ xâm lược của nhà Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc), xây dựng phòng tuyến Sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), góp phần đánh thắng giặc Tống năm Bính Thìn (1076). Cụ cũng là người góp công xây dựng Văn miếu Quốc Tử Giám (1076) và nhiều năm dạy học tại đây để đào tạo nhân tài cho đất nước. Cụ cũng là người có công xây dựng nhiều chùa tháp, công trình kiến trúc nghệ thuật văn hóa sau này trở thành di sản quốc gia. Cụ được cấp lộc điền ở làng Cổ Phục (nay thuộc Kim Thành, Hải Dương).
Năm …., cụ Đoàn Văn Khâm mất khi mới 37 tuổi. Giỗ ngày 8 tháng Giêng hàng năm.
Cụ có người em ruột là Đoàn Duy Hải (không có con), định cư tại Tô Xuyên)
Cụ có 2 người con là: Đoàn Tướng công, húy Thiện HồngĐoàn Thiện Nguyên (sau về định cư lại Tô Xuyên).

THƯỢNG THÁI THỈ TỔ

ĐOÀN VĂN KHÂM

(? – 1100)

Đoàn Văn Khâm (chữ Hán: 段文欽; là nhà thơ, danh thần, Thượng thư Bộ công đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Ông đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) trong khoa thi nho học đầu tiên của Việt Nam – khoa thi Minh Kinh Bác Học năm Ất Mão 1075. (Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh Kinh Bác Học và thi Nho học tam trường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, năm đó Lê Văn Thịnh đỗ đầu – tương đương Trạng nguyên, Đoàn Văn Khâm đỗ thứ 2 – tương đương Bảng nhãn). Ngay sau khi đỗ đại khoa, ông được Vua Lý Nhân Tông bổ nhiệm luôn vào chức Công Bộ Thượng thư năm 1075. Ông là Cao tổ họ Đoàn Việt Nam.

Đoàn Văn Khâm: Là nhà thơ có tư tưởng Thiền học. Ba bài còn lại: “Tặng Quảng Trí thiền sư”, “Vãn Quảng Trí thiền sư”, “Truy điệu Chân Không thiền sư” bằng chữ Hán chép trong “Hoàng Việt thi tuyển” do Bùi Huy Bích sưu tập cho thấy Đoàn Văn Khâm rất hâm mộ những vị tu hành, nhưng bản thân không lên núi ở ẩn chỉ vì “chót bị cái dây cân đai buộc chặt vào hàng ngũ chim cò” (hàng ngũ quan lại).

1- Tặng Quảng Trí Thiền Sư

Trụ tích nguy phong bại lục tuần

Mặc cư huyền mộng vấn phù vân.

Ân cần vô kể tham Trừng – Thập

Sách bạn trâm anh tại lộ quần.

 

Dịch nghĩa:

Tặng Thiền sư Quảng Trí

Chống gậy Thiếu niên núi cao, rũ sạch bụi trần,

Lặng lẽ trong cảnh mộng ảo, chỉ hỏi áng mây nổi,

(Tôi đây) rất thiết tha nhưng không cách nào theo học được Từng, Thập.

Vì đã trót vướng trâm anh trong bầy cò.

Dịch thơ:

Chống gậy non cao rủ bụi đời

Nằm trong mộng huyễn ngắm mây trôi

Ân cần không cách theo Trừng, Thập

Trót vướng bầy cò lớp mũ đai.

(Ngô Tất Tố dịch)

2- Vãn Quảng Trí Thiền Sư
Lâm loan bạch thủ đồn kinh thành,
Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh
Kỷ nguyện tịnh cân xu tượng tịch
Hốt văn di lý yểm thiền quynh.
Trai đình u điểu không đề nguyệt,
Mộ tháp thùy nhân vị tác minh.
Ðạo lũ bất tu thương vĩnh biệt,
Viện tiền sơn thuỷ thị chấn hinh.

Dịch thơ:

Viếng Thiền sư Quảng Trí

Lánh chợ vào rừng, tóc bạc phơ,

Non cao rủ áo ngát hương thừa.

Trùm khăn những muốn hầu bên chiếu,

Treo dép đà ne khép cửa chùa.

Trăng dọi sân trai, chim khắc khoải,

Tháp không bia chữ mộ thờ ơ.

Bạn thiền thôi cũng đừng thương xót!

Non nước ngoài am. đó dáng xưa.

(Ngô Tất Tố dịch)

Thiền sư Quảng Trí họ Nhan. Năm đầu niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059) sư từ bỏ thế tục đến tham vấn Thiền Lão ở Tiên Du . Nhờ một câu nói của Thầy, sư nhận được yếu chỉ, từ đó dốc sức vào thiền học. Về sau sư trụ trì chùa Quán Ðỉnh núi Không Lộ, kết bạn với tăng Minh Huệ, người đời cho là Hàn Sơn, Thập Ðắc tái thế. Công bộ thượng thư Ðoàn Văn Khâm làm bài thơ trên thương tiếc khi sư quy tịch (khoảng niên hiệu Quảng Hựu 1085-1091)

3. Diệu Chân Không Thiền sư

Hạnh cao triều dã chấn thanh phong

Tích tụ như vân mộ tập long.

Nhân vụ hốt kinh băng tuệ đống

Đạo lâm trường phán yển trinh tùng!

Phần oanh bích thảo thiên tâm tháp,

Thủy trảm thành sơn nhận cậu dung.

Tịch tịch thiển quan thùy cánh khấu,

Kinh qua sầu thính mộ thiên chung.

Dịch thơ:

Viếng Thiền sư Chân Không

Tiếng lừng ngoại nội với trong triều,

Môn đệ rồng mây quấn quýt theo.

Thương xót nhà nhân cây cột đổ,

Ngậm ngùi vườn đạo gốc tùng xiêu.

Non xanh tưởng thấy chân dung cũ,

Tháp mới bên mồ cỏ biếc leo.

Vắng vẻ cửa thiền ai kẻ gõ,

Qua đây buồn lắm tiếng chuông chiều.

(Đoàn Thăng dịch)

 

Qua mấy bài thơ còn lại, có thể thấy ông là người hâm mộ đạo phật và cũng là nhà thơ xuất sắc thời bấy giờ.

Căn cứ vào bài Diệu Chân Không Thiền Sư ta có thể đoán chắc được là ông mất sau (năm1100 là năm Thiền Sư Chân Không mất).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *