Chặng đường tìm lại Gia phả (bút ký)

Họ Đoàn Đại Tôn (Khu vực Bắc Miền Trung tại Nghệ An) 

Bài viết của ông Đoàn Văn Tường – Thư ký Ban LL Họ Đoàn VN thời kỳ mới thành lập, Trưởng Ban Gia phả Đoàn Tộc tỉnh Nghệ An.

(Bút ký 1983- Quý Hợi đến năm 2010 – Canh Dần)

Để có được như ngày hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại trước đây, vào thời bao cấp, khi mà cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe đạp, xe ca và xe tải. Chúng ta hãy dõi theo dấu chân của các vị tiền bối đã nghĩ và làm như thế nào, đã đi kết nối được những đâu và mục tiêu kế hoạch đề ra và thực hiện như thế nào. Trong bài này các cụ đã tổng hợp và ghi lại quá trình đi tìm và kết nối dòng họ từ năm 1983 đến 2010. Ngày nay, với điều kiện thuận lợi hơn nhiều, lẽ nào chúng ta không thể làm tiếp những việc này được tốt hơn hay sao?

Chặng đường tìm lại cội nguồn:

– Mùa Xuân năm 1983, Đoàn Tộc Đại Tôn tế Tổ tại nhà thờ chi họ Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu, tục gọi tế Tổ tiết Thanh Minh, con cháu họ Đoàn của 3 huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành về dự.

– Hàng năm vào ngày 12 tháng 3 âm lịch, trong kỳ tế Tổ có tổ chức họp họ để làm gia phả, họ nhất trí thành lập Ban gia phả, Họ đã bầu các ông sau đây:

  1. Ông Đoàn Văn Tiếp (tộc trưởng chi Diễn Thọ),
  2. Ông Đoàn Văn Khoan (chi Quỳnh Bảng)
  3. Ông Đoàn Văn Tường (chi Nhân Thành)
  4. Ông Đoàn Văn Ngợi (chi Đông Phái)
  5. Ông Đoàn Ngọc Anh (chi Diễn Bình)
  6. Ông Đoàn Văn Giai (chi Diễn Hạnh)
  7. Ông Đoàn Văn Tùng (chi Diễn An)

* Phân công:

Ông Đoàn Văn Tường – Trưởng Ban

Ông Đoàn Văn Khoan – Phó Ban

– N ăm 1984, hai ông tiếp tục đi các chi họ Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu thu thập các gia phả bằng chữ Hán ở các chi, tổng số được 13 quyển.

– Tháng Giêng năm 1985 Ban tập trung và mời các trưởng chi, các thầy đồ nho, các vị nho học về nhà thờ họ Diễn An dịch sang Quốc ngữ, gồm các ông:

  1. Thầy đồ nho Đoàn Ngọc Anh (chi Diễn Bình)
  2. Nho học Đoàn Văn Khoan (chi Quỳnh Bảng)
  3. Nho học Đoàn Văn Tạo (chi Diễn An)
  4. Nho học Đoàn Thượng Xuân (chi Hà Tĩnh)
  5. Nho học Đoàn Văn Tường (chi Nhân Thành)
  6. Nho học Đoàn Văn Tời (chi Quỳnh Bảng)
  7. Nho học Đoàn Chính Trị (chi Diễn Thọ)
  8. Nho học Đoàn Văn Ngợi (chi Đông Phái)

Sau 3 ngày dịch thuật đã có tập Phả Quốc ngữ.

– Năm 1986, Ban tiếp tục đi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TT Huế để kê khai, thu thập thêm tư liệu được 37 chi.

– Năm 1987, tế Tổ tại nhà thờ Diễn Hạnh đã bầu Thư ký của Ban Gia phả là ông Đoàn Văn Bá (chi Diễn Yên) làm nhiệm vụ biên tập quyển Gia phả viết tay đầu tiên gồm có 37 chi.

Ban tiếp tục đi liên lạc các chi ở Thanh Chương, gặp ông Đoàn Văn Phùng tộc trưởng chi Thanh Liên; gặp gỡ chi họ Trung Sơn và chi họ Tân Sơn huyện Đô Lương, gặp trưởng tộc là ông Đoàn Văn Nghị. Sau đó vào chi Đức Thịnh (Hà Tĩnh) gặp trưởng tộc Đoàn Tam. Ban tiếp tục dịch Gia phả Đức Thịnh và Tân Sơn. Sau đó Gia phả chi Khánh Thành cùng cộng tác với các ông Đoàn Văn Tường, Đoàn Ngọc Anh và Đoàn Thượng Xuân cùng biên dịch.

– Xuân 1988 Hội đồng Gia Tộc quy tập Mộ Tổ ở các xã trong huyện Diễn Châu về trong Lăng tại nghĩa địa xã Diễn Hoa.

– Năm 1989, ông Tường, ông Bá đi Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định; Sau đó về Nghệ An đi các chi Nam Cát, Nam Lạc, Đồng Thành, Hoa Thành, Hợp Thành để thu thập tư liệu về dòng Họ.

Trong năm 1989, tổ chức họp con cháu họ Đoàn Thành phố Vinh và các vùng phụ cận tại Hội trường UBND phường Lê Mao. Con cháu đã hưởng ứng tự nguyện góp công đức trùng tu Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài ở Diễn An.

– Năm 1990 đi TT Huế dự lễ tế Tổ Đoàn Duy Tinh tại Nhà thờ làng Chuồn TT Huế. Sau đó đi nhà thờ làng An Tiêm (Quảng Trị) và đi tiếp vào Đà Nẵng.

– Năm 1991, đi huyện Con Cuông kiểm tra di tích Mộ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài. Gặp trưởng chi Đoàn Văn Kỳ và gặp mặt con cháu họ Đoàn ở Con Cuông.

– Xuân 1992 ông Tường đi Hà Bắc, Hưng Yên, Hải Dương; đi dự lễ giỗ ông Đoàn Doãn Nghi (Bố bà Đoàn Thị Điểm) ở xã Giai Phạm, Mỹ Văn, Hải Hưng do cháu là Đoàn Doãn Nam thờ phụng.

– Năm 1993, ông Tường dịch Gia phả họ Đoàn Hưng Lam (Hưng Nguyên), trưởng tộc là ông Đoàn Văn Bỉnh.

– Năm 1994 ông Tường chủ trì họp mặt con cháu họ Đoàn ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tại Hội trường phường Lê Mao vận động công đức tu tạo Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài.

Ngày 12 tháng 3 năm Giáp Tuất tế họ tại nhà thờ họ Đoàn ở thôn Bói Lợi, xã Nam Cát, huyện Nam Đàn; Có các đoàn đại biểu của các tỉnh về tế Tổ gồm: TT Huế (có các vị Đoàn Văn Đủ, Đoàn Văn Mảng, Đoàn Văn Bảo, Đoàn Văn Phán, Đoàn Văn Tùng, Đoàn Văn Thiệm, Đoàn Văn Huỳnh, Đoàn Biên); Quãng Ngãi (có các vị Đoàn Văn Ninh, Đoàn Văn Công); Quảng Trị (có các vị Đoàn Chí Thiện, Đoàn Văn Cò).

Trong năm 1994, lập tờ trình gửi lên Bảo tàng tỉnh Nghệ An xin cấp Bằng di tích LSVH Quốc gia Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài ở Diễn An.

– Năm 1995  ông Tường  và  ông Ninh đi hết 16 ngày đến các tỉnh: Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (đi các chi: Bình Sơn, Bình Hới, Bình Mỹ, Bình Hòa, Tư Nghĩa, Trà Bồng, Nghĩa Kỳ, Tịnh Hiệp,Sơn Tịnh).

Ông Đoàn Văn Nghị cung tiến cho nhà thờ họ 01 nhà gỗ ở Cầu Dinh (Yên Thành). Ngày 04 th áng 12 con ch áu đi dỡ về lắp dựng tại Diễn An và đồng thời làm khởi công trùng tu Thượng Điện Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài. Kinh phí do ông Đoàn Văn Tường chủ trì họp vận động con cháu họ Đoàn sinh sống công tác và học tập ở Hà Nội đóng góp.

– Năm 1996, ông Tường ông Bá đi Hà Bắc, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình; Sau đó đi váo Quảng Trị gặp trưởng tộc là ông Đoàn Thưởng, đây là chi họ Đai tướng Đoàn Khuê.

Ông Tường đi dự họp làm di tích do Bảo tàng Nghệ An triệu tập

Tổ chức gặp mặt con cháu thành phố Vinh tại Hội trường Lê Mao vận động công đức tu tạo Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài.

Các ông: Đoàn văn Tường, Đoàn Văn Bá, Đoàn Văn Khoan, Đoàn Văn Luyện đi về các chi ở Quảng Xương và Quảng Hải (tỉnh Thanh Hóa).

– Đầu Xuân năm 1997 ông Tường chủ trì họp mặt con cháu họ Đoàn thành phố Vinh tại nhà ông Đoàn Xuân Bá làm công đức trùng tu đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài.

Đi TT Huế dự lễ tế Tổ ở nhà thờ họ Gia Lễ, nhà thờ họ Trâm Lý và nhà thờ Hải Quy ở Quảng Trị.

Ngày 17/10/1997 đi dự lễ hội Đền làng An Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Di tích LSVH Quốc Gia); Về dự có các ông: Đoàn Văn Lợi, Đoàn Văn Tình, Đoàn Văn Tường, Đoàn Chương.

Ông Tường dịch Gia phả chi ông Đoàn Xuân Bá (chi ở Hà Tĩnh).

– Năm 1998, đi TT Huế dự lễ tế tổ họ Đoàn Dương Nổ; Đi Quảng Ngãi đến họ Đoàn Kim Long gặp ông Đoàn Văn Lưu thờ tướng Đoàn Thọ. Chi họ này ở Nghệ An vào Bình Sơn (gốc ở Diễn Châu) vào thời hậu Lê.

Trùng tu nhà bái đường nhà thờ họ Đoàn ở Diễn An.

Ông Tường chủ trì họp mặt con cháu họ Đoàn ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tại hội trường phường Lê Mao.

Ông Tường đi Hà Nội vận động con cháu họ Đoàn làm công đức.

Ông Tường đi Hà Nội họp Ban liên lạc Họ Đoàn toàn quốc tại hội trường Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam ở Kim Liên, TP Hà Nội do ông Đoàn Duy Thành chủ trì.

Ông Tường đi dịch câu đối, Bia ký, Hoành phi đại tự ở Đền Hồng Sơn (Nghệ An).

Hội đồng gia tộc họp và bầu ông Đoàn Văn Quang làm thủ quỹ họ Đại Tôn.

– Năm 1999, ông Tường đi Hà Nội họp Ban liên lạc Họ Đoàn toàn quốc tại hội trường Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam ở Kim Liên, TP Hà Nội do ông Đoàn Duy Thành chủ trì. Ông Đoàn Trọng Truyến (GSTS, Nhà giáo nhân dân) làm trưởng Ban; Ông Đoàn Duy Thành làm phó Ban. Cuộc họp bầu tổ thư ký gồm: ông Đoàn Hạp và ông Đoàn Văn Tường. Tham dự cuộc họp có 147 đại biểu.

Ông Tường đi làm Hồ sơ di tích LSVH Quốc gia Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài.

– Năm 2000, Bảo tàng Nghệ An có bà Dương Thị Thu và 02 người khác về tại Đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở Diễn An để làm hồ sơ công nhận di tích.

– Năm 2001, ông Tường đi dự đại hội Họ Đoàn tại nhà thờ Vinh Lộc TT Huế; Tổ chức họp Ban liên lạc 2 t ỉnh Quảng Trị và TT Huế phổ biến tiến hành làm tập Gia phả tổng hợp Họ Đoàn toàn quốc.

– Ngày 20/10/2002, tổ chức đón nhận Bằng di tích LSVHQG Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài tại Diễn An.

Gửi thư mời con cháu ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, và An Giang biết cùng về dự.

Đi Hà Nội mua đồ tế khí: Cờ, áo, mũ, hoành phi, câu đối, hoành phi đại tự, dựng 03 bia đá tại Đền thờ.

– Năm 2003 tổ chức biên tập bổ sung Phả lần 3, đã có 74 chi họ của các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Đ ịnh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, đã in thành 200 quyển.

– Đầu xuân 2004 họp Ban liên lạc TP Vinh tại Khách sạn Lam Hồng. Hội nghị nhất trí làm tập Hợp phả toàn quốc và giao Ban Gia phả tiến hành để  hoàn thành.

– Năm 2006 họp Hội đồng gia tộc, Ban Gia phả trong kỳ tế Tổ 12 tháng 3 để phổ biến làm Gia phả và đóng góp của con cháu ở các chi họ.

– Ngày 18/5/2008, họp Ban Gia phả và ban liên lạc tỉnh Nghệ An tại khách sạn Hoa Phượng Đỏ TP Vinh cùng đông đảo con cháu các vùng phụ cận cùng tham gia. Tới dự có Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng anh hùng LLVT Tư lệnh QK4. Hội nghị thống nhất lập gia phả có 3 phần: Phần 1: Tiền biên, Phần 2: Hệ phả, Phần 3: Hợp phả có phần Phả đồ. Hội nghị nhất trí tiến hành.

– Ngày 21/12/2008, tổ chức họp Ban Gia phả, Ban liên lạc cùng con cháu họ Đoàn TP Vinh tại khách sạn Hoa Phượng Đỏ, vận động con cháu góp công đức làm Gia phả và xây dựng bờ bao Đền thờ di tích LSVH Quốc gia Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài. Hội nghị nhất trí bầu bổ sung ông Đoàn Viết Trung vào Ban liên lạc Họ Đoàn Đại Tôn; Đồng thời giao ông Đoàn Viết Trung chủ trì lập trang thông tin trên mạng và bao luôn cả chi phí.

– Ngày 28/02/2009 ông Tường chủ trì họp đầu xuân tại Khách sạn Hoa Phượng Đỏ để động viên con cháu góp công đức làm Gia phả, xây bờ bao Đền thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài.

Thành lập đoàn đại biểu cho chuyến đi tìm về cội nguồn tại Nhà thờ Tổ họ Đoàn ở Hải Dương. Hội nghị thống nhất bầu ông Đoàn Văn Vượng (chi Cao Ái – Diễn  An) làm trưởng đoàn.

– Đầu Xuân 2010, ông Đoàn Văn Tường, ông Đoàn văn Sơn và ông Đoàn Viết Trung tổ chức đi về các chi Quảng Xương, chi Quảng Định và chi Quảng Hải tỉnh Thanh Hóa và đi về các chi ở tỉnh Nam Định. Ông Đoàn Viết Trung bao toàn bộ: xăng, xe, ăn, ở và sinh hoạt…

Ngày 28/9/2010, ông Đoàn Văn Tường và ông Đoàn Viết Trung đi hội thảo khoa học về các dòng họ do unesco tổ chức tại  Bảo tàng CMVN 25 Tông Đản, Hà Nội (ông Đoàn Viết Trung bao toàn bộ: xăng, xe, ăn, ở và tất cả sinh hoạt…

Ban gia phả đã lên danh sách các chi, các phái của các tỉnh gửi về được 108 chi của 11 tỉnh. Ban tiếp tục kêu gọi các chi của các tỉnh chưa có danh sách cần kê khai gửi về Ban gia phả để tiếp tục cập nhật.

Hội đồng gia tộc xin thông tin cùng con cháu gần xa: Qua thời gian làm gia phả từ năm 1983 đến năm 2010, các vị đã có công lớn trong việc sưu tầm và dịch thuật Gia phả họ Đoàn, một số vị đã qua đời, nay ghi lại để con cháu luôn luôn biết đến công lao người đã khuất.

  1. Những người đã khuất:

– Thầy đồ nho Đoàn Ngọc Anh (Diễn Bình)

– Nho học Đoàn Văn Tời (Quỳnh Bảng)

– Nho học Đoàn Văn Ngợi (Đông Phái)

– Nho học Đoàn Thượng Xuân (Hà Tĩnh)

– Nho học Đoàn Văn Tạo (Diễn An)

– Nho học Đoàn Chính Trị (Diễn Thọ)

– Tộc trưởng Đoàn Văn Tiếp (Diễn Thọ)

– Thư ký Đoàn Văn Bá (Diễn Yên)

– Cộng tác Đoàn Văn Giai (Diễn Hạnh)

  1. Những người còn sống:

– Nho học Đoàn Văn Tường (Nhân Thành -Trưởng Ban)

– Nho học Đoàn Văn Khoan (Quỳnh Bảng -Phó Ban)

– Cộng tác Đoàn Văn Quang (Diễn  Thọ -Thủ quỹ)

  1. Những người bổ sung:

– Đoàn Văn Luyện (Quỳnh Bảng)

– Đoàn Văn Lương (Nam Cát)

– Đoàn Minh Sơn (Nhân Thành)

– Đoàn Văn Tuệ (Quỳnh Liên)

– Đoàn Viết Trung (TP Vinh)

 

Địa chỉ liên lạc: Trưởng Ban Gia phả Đoàn Văn Tường

Tân Cảnh, Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An

Ghi chú (2019):

– Nho học Đoàn Văn Khoan (Quỳnh Bảng -Phó Ban) nay đã mất;

– Nho học Đoàn Văn Tường (Nhân Thành -Trưởng Ban) nay đã nghỉ (trên90 tuổi)

– Cộng tác Đoàn Văn Quang (Diễn  Thọ -Thủ quỹ) nay đã nghỉ (trên90 tuổi)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *