TỈNH NGHỆ AN CÓ HAI DI TÍCH LSVH CÙNG THỜ MỘT VỊ TƯỚNG

TỈNH NGHỆ AN CÓ HAI DI TÍCH LSVH CÙNG THỜ MỘT VỊ TƯỚNG ĐỜI NHÀ TRẦN – ĐỐC TƯỚNG ĐOÀN NHỮ HÀI

I. Đền Vạn – Cửa Rào

(ĐC: Xã Xá Lượng – huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An)

Đền Vạn – Cửa Rào (tại xã Xá Lượng – huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An) được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng là Di tích lịch sử Văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 152/QĐ-UBND-VX ngày 15 tháng 01 năm 2009.

Đền thờ tướng quân Đoàn Nhữ Hài (1280-1335) và phối thờ Tam toà Thánh mẫu.

Lễ hội Đền Vạn – Cửa Rào là lễ hội cấp huyện, thời gian tổ chức từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng hàng năm.

Di tích đền Vạn có từ năm 1335, do nhân dân địa phương lập nên để ghi nhớ công ơn đánh giặc giữ nước của tướng quân Đoàn Nhữ Hài.

Đoàn Nhữ Hài sinh năm 1280 tại làng Hội Xuyền, huyện Tr­uờng Tân, Lộ Hồng Châu (nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dư­ơng). Ông là ng­ười có nhiều công lao giúp vua Trần trị vì đất n­ước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn Nhữ  Hài  mất năm 1335 trong một trận quyết chiến với quân xâm lư­ợc Ai Lao để bảo vệ bờ cõi phía Nam của Tổ quốc. Sau khi Đoàn Nhữ Hài qua đời, triều đình nhà Trần th­ương tiếc giao cho nhân dân vùng Nam Nhung (huyện T­ương D­ương, tỉnh Nghệ An ngày nay) lập Đền thờ ngay tại nơi ông mất để quanh năm hư­ơng khói.

II. Mộ và Đền thờ Đoàn Nhữ Hài

(ĐC: Xã Diễn An – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An)

Đến thời Lê (năm Cảnh H­ung thứ 2) hậu duệ của Đoàn Nhữ Hài là Đoàn Viết Yến, lúc này làm tri huyện Quỳnh Lư­u thấy đền thờ của ngài nằm ở vùng đất xa xôi, khó khăn cho việc h­ương khói và thăm viếng của con cháu nên đã tâu xin phép nhà Vua cho chuyển Đền thờ của Đoàn Nhữ Hài về xây dựng trên vùng đất mà Đoàn Nhữ Hài và con cháu của ông đã sống trong thời kỳ ông làm kinh l­ược đại sứ Nghệ An, đồng thời lập Mộ chiêu hồn Ngài trong khuôn viên Đền thờ tại làng Nguyệt Tiên – xã Diễn An – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, tồn tại cho đến ngày nay.

Hàng năm, cứ đến ngày 12/3 âm lịch, nhân dân và con cháu dòng họ Đoàn khu vực Bắc Miền Trung – tại Nghệ An quây quần về đây tế lễ, t­ưởng niệm. Vì thế, ngoài tên gọi trên, nhân dân còn quen gọi là Nhà thờ họ Đoàn.

Đoàn Nhữ Hài là một danh t­ướng đời nhà Trần, có nhiều công lao cho sự phồn thịnh và bình yên của đất n­ước, đ­ược triều đình nhà Trần phong sắc ghi công, lập đền thờ… Đó là cơ sở pháp lý để giữ­ gìn đền thờ ngài.

Đền thờ Đoàn Nhữ Hài (tại xã Diễn An – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An) được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001.

Tuy thời gian, tên gọi địa danh và duyên cách địa lý có sự thay đổi theo từng thời kỳ nh­ưng di tích đền thờ Đoàn Nhữ Hài vẫn ở nguyên vị trí cũ.

Ngoài đền thờ chính ở làng Nguyệt Tiên, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, còn có đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở một số làng thuộc huyện Gia Lộc – Hải Dư­ơng: Hội Xuyên, Tăng Thượng, Phó Trào…. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những đền thờ này còn rất ít ỏi. Đền thờ Đoàn Nhữ Hài ở làng Nguyệt Tiên, xã Diễn An – huyện Diễn Châu là một trong số ít đền còn lại đ­ược nhân dân và con cháu dòng họ Đoàn gìn giữ để t­ưởng nhớ đức vị danh tài của đất n­ước.

Đền thờ Đoàn Nhữ Hài là nơi thăm viếng, tế lễ hàng năm của con cháu họ Đoàn, nhân dân địa ph­ương nói riêng và du khách thập ph­ương nói chung. Nó đáp ứng đ­ược nhu cầu văn hóa tâm linh mang đậm nét đẹp của văn hóa truyền thống đạo lý ” Uống n­ước nhớ nguồn” của nhân dân Việt nam.

(Nguồn tư liệu Họ Đoàn Nghệ An)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *